Các nhà khoa học ở đại học
Ông Brady Vick, nhà hoá học phụ trách phần nghiên cứu về hoa hướng dương của USDA ở
Ông nói: "Thật là thú vị với những công dân Đức vì họ chính là người đã có công phát hiện ra vấn đề này. Đó thật là một công bố gây ngạc nhiên. Tôi không biết bằng cách nào họ đã phát hiện ra mối liên hệ này".
Các phát hiện này có thể sẽ giúp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu sâu hơn và công tác tiếp thị cho vụ hoa hướng dương, ông Larry Kleigartner, giám đốc điều hành của Hiệp hội hoa hướng dương quốc gia ở Bismarck đánh giá như vậy.
Ông Kleingartner nói: "Thẳng thắn mà nói, đó mới là kết quả ban đầu. Chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm tra ở nhiều mức độ khác nhau của Washington để xem xét liệu có những tiềm năng cho một số nghiên cứu được đẩy nhanh về vấn đề này hay không".
Cũng theo ông này thì các nhóm trồng hoa hướng dương mỗi năm đã dành khoảng 500,000 đô la Mỹ vào các nghiên cứu chống mốc trắng. Đây cũng là căn bệnh thường gây hại với đậu nành, canola và các loại đậu ăn quả.
Ông Kleingartner phấn khích: "Rất thú vị khi xem xét quá trình từ một căn bệnh ở cây rất phức tạp này lại trở thành nguồn dược liệu đầy tiềm năng giúp điều trị căn bệnh nan y ở người".
Ông Kleingartner cho biết, từ năm 1999 đến 2004, chứng mốc trắng đã tiêu tốn của người nông dân hơn 100 triệu đô la Mỹ. Chứng bệnh này có thể xuất hiện ở rễ cây trong mùa sinh trưởng hoặc lây lan lên ngọn vào thời tiết ẩm, lạnh lúc cuối hè.
Theo ông Vick thì căn bệnh này có thể lây lan trên toàn bộ cánh đồng chỉ trong vòng một vài ngày.
Chất kháng nấm được dùng trong nhiều loại thuốc điều trị AIDS cũng có trong cây atiso và cây rau diếp dại. Các nhà nghiên cứu cho rằng nếu bào chế thuốc từ cây hướng dương thì chi phí sẽ rẻ hơn nhiều.
Ông Kleigartner cho biết: "Điều lưu ý rất quan trọng là những hợp chất kháng virus được xác định trong nghiên cứu của đại học Bonn đều có trong thân cây hướng dương chứ không phải hạt ăn được hay dầu của hoa hướng dương. Tuy nhiên, chúng tôi cũng biết rằng hạt và dầu hướng dương đều có những tác dụng về mặt dinh dưỡng và sức khoẻ nhưng không liên quan tới những chất hoá học đề kháng ở thân cây giúp chống lại bệnh nấm".
Các quan chức tại Viện nghiên cứu quốc gia về dị ứng về bệnh truyền nhiễm ở Bethesda vẫn chưa có bình luận gì về vấn đề này.
Đỗ Dương theo http://bismarcktribune.com
▪ Giới thiệu dụng cụ chẩn đoán nhanh HIV/AIDS (16/02/2006)
▪ Gel bôi chống lây nhiễm AIDS (15/02/2006)
▪ Niềm hi vọng mới cho bệnh nhân AIDS (15/02/2006)
▪ Hợp chất hoá học ngăn ngừa lây nhiễm HIV (13/02/2006)
▪ Thuốc ngừa HIV/AIDS truyền từ mẹ sang con (10/02/2006)
▪ Chiến dịch Mẹ và con cùng giảm nguy cơ nhiễm HIV (11/02/2006)
▪ Một số lưu ý cho mẹ nhiễm HIV trong giai đoạn sau sinh (10/02/2006)
▪ Thuốc phòng lây nhiễm HIV ở khỉ (09/02/2006)
▪ Phát hiện hợp chất diệt được virus HIV (08/02/2006)
▪ Phát hiện khả năng kháng virus ở trẻ sơ sinh nhiễm HIV đã qua cấy ghép (08/02/2006)