Phát hiện khả năng kháng virus ở trẻ sơ sinh nhiễm HIV đã qua cấy ghép
Các Website khác - 08/02/2006

 Nghiên cứu nói trên do bệnh xá Mayo Clinic tiến hành cùng các cộng sự ở TorontoBaltimore và công bố trên ấn phầm trực tuyến ngày 1/2 của tờ Tạp chí Miễn dịch học.

Các nhà nghiên cứu tiến hành xem xét trên 20 bệnh nhân là các em bé sơ sinh đã trải qua cấy ghép tim. Các em nhỏ này đều thiếu thế bào T, loại tế bào rất cần có ở những bệnh nhân AIDS giúp cơ thể chống lại virus HIV và các u bướu ung thư.

Họ nhận thấy, những bệnh nhân sơ sinh đã qua cấy ghép khoảng trên 10 năm đều có khả năng kháng lại các nhiễm trùng vốn luôn gây tử vong ở các bệnh nhân trưởng thành nhiễm AIDS. Các bệnh nhân nhí vẫn duy trì được sức khoẻ bình thường ngày cả khi mật độ tế bào T trong cơ thể các em rất thấp. Phát hiện này có thể sẽ đem lại những cải thiện mới mẻ với công tác điều trị bệnh AIDS, ung thu và chứng lão hoá do suy giảm chức năng của hệ miễn dịch.

"Chúng tôi rất phấn khởi với kết quả nghiên cứu này – Ông Jeffrey Platt, bác sĩ y khoa, nhà nghiên cứu cấy ghép ở Mayo đồng thời là người đứng đầu nghiên cứu nói trên cho hay – Đây sẽ là bước khai phá đầu tiên về vấn đề làm thế nào để khiến hệ miễn dịch hoạt động ở các bệnh nhân có những tổn thương nặng nề trong hệ miễn dịch hoặc với những bệnh nhân ung thư".

Các nhà nghiên cứu của Mayo Clinic còn đưa ra báo cáo kết quả so sánh về chức năng của tế bào T giữa các bệnh nhân sau cấy ghép từ 1 đến 10 năm với những người khoẻ mạnh tương ứng với các bệnh nhân đó về độ tuổi và giới tính.

Để so sánh chức năng tế bào T, họ tiến hành đo lượng tế bào T tương ứng với việc chọn chủng ngừa virus. Việc so sánh này giúp họ nhận thấy rõ thực tế, các bệnh nhân sơ sinh có qua cấy ghép tim đã được hệ miễn dịch sau cấy ghép hỗ trợ nhiều hơn so với nhóm đối tượng khoẻ mạnh dùng làm đối sánh – ngay cả khi một số em đã giảm bớt lượng tế bào T tới 10,000 lần. Bản chất của hiện tượng bù trừ này vẫn chưa thể lý giải và còn đang tiếp tục được nghiên cứu.

Tầm quan trọng của nghiên cứu

Có thể nói các phát hiện nói trên là rất quan trọng, nó cho thấy hệ miễn dịch của người có khả năng hoạt động linh hoạt và thích ứng nhiều hơn như người ta vẫn nghĩ về nó. Đã có một yếu tố nào đó bên cạnh các tế bào T giúp cơ thể có khả năng kháng lại các virus ở những bệnh nhân từng trải qua cấy ghép.

Các phát hiện đó cũng giúp đề xuất một chiến lược hấp dẫn trong nghiên cứu, phát triển các liệu pháp điều trị AIDS, ung thư và chứng lão hoá do suy giảm hệ thống miễn dịch. Nếu có thể tìm ra cụ thể khả năng chống bệnh mới trong hệ miễn dịch ở những bệnh nhân sơ sinh trải qua cấy ghép nội tạng và dùng để chống lại được virus HIV, không cần tế bào T thì về mặt lý thuyết, người ta có thể áp dụng nó ở các bệnh nhân trưởng thành để tìm ra các liệu pháp điều trị mới và tốt hơn trong điều trị hàng loạt bệnh tật khác nhau có liên quan tới chứng suy giảm hệ miễn dịch của người.

Đỗ Dương theo http://www.medicalnewstoday.com