Trong một cuộc nghiên cứu tương tự, được trình bày trong số ra ngày 2/9 của tờ AIDS, các điều tra viên chứng minh rằng chỉ cần dùng một liều nevirapine có khả năng giảm lượng vi rút trong sữa mẹ nhiều hơn so với sử dụng AZT một ngày hai lần.
Trong khi cả hai chế độ điều trị này được thực hiện rộng rãi trong những điều kiện hạn hẹp về nguồn lực để phòng chống việc lây nhiễm HIV khi sinh thì cuộc nghiên cứu này bắt đầu bằng việc so sánh các tác dụng của thuốc đối với việc lây nhiễm HIV trong khi cho bú.
Sáu mươi phụ nữ Kenya được chọn ngẫu nhiên uống nevirapine 200mg khi bắt đầu đau đẻ hoặc uống AZT 300mg hai lần một ngày kể từ tuần thứ 34 của thai kỳ và 300mg cứ cách ba giờ trong suốt thơi gian đau đẻ. Các trẻ được sinh bởi các bà mẹ sử dụng nevirapine cũng được hấp thụ một liều nevirapine trong vòng 72 giờ sau khi sinh.
Các phụ nữ được chọn ngẫu nhiên để sử dụng nevirapine có lượng vi rút trong sữa thấp hơn những người sử dụng AZT trong tuần thứ hai và thứ ba sau khi sinh (p < 0.005). Điều này đi đôi với mức lây truyền HIV từ mẹ sang con thấp hơn sau sáu tuần (7 so với 30%, p = 0.02).
“Chúng tôi thấy rằng nevirapine khiến giảm bớt đáng kể lượng ARN HIV-1 trong sữa mẹ và việc lây truyền HIV từ mẹ sang con so với AZT”, các điều tra viên kết luận. “Cuộc nghiên cứu của chúng tôi gợi ý rằng nevirapine có tác dụng một phần vào việc giảm bớt tình trạng lây truyền từ mẹ sang con bằng cách giảm bớt lượng HIV-1 trong sữa mẹ; chế độ điều trị này ưu việt hơn so với dùng AZT ngắn ngày đối với những bà mẹ bị nhiễm HIV-1 cho con bú”.
Mặc dù đã chứng tỏ rằng liệu pháp ngắn ngày với một loại thuốc vẫn có thể giảm bớt lượng vi rút có trong sữa mẹ và giảm sự lây truyền HIV thậm chí sau khi đã ngừng dùng thuốc, nhưng việc thử nghiệm của các điều tra viên vẫn chưa làm giảm lượng vi rút một cách đáng kể và lại làm tăng mức lây nhiễm so với liệu pháp kết hợp trong cuộc nghiên cứu Mashi. Mặc dù chưa phổ biến nhưng việc so sánh hai cuộc nghiên cứu này có thể phản ánh sự ưu việt của liệu pháp kết hợp duy trì liên tục trong việc phòng chống lây nhiễm HIV qua sữa mẹ và vẫn là một mục tiêu nhằm chặn đứng sự lan truyền HIV tại các nước đang phát triển.
▪ Việc điều trị HIV ở các bà mẹ đang trong thời gian cho con bú (25/08/2005)
▪ Bao cao su là biện pháp cuối cùng nhằm phòng chống HIV (25/08/2005)
▪ 2.000 người nhiễm HIV/AIDS sẽ được điều trị miễn phí (24/08/2005)
▪ Phát hiện gien kiểm soát bệnh lao và HIV (20/08/2005)
▪ Nhiều loại thuốc chống HIV của Ấn Độ được WHO công nhận (20/08/2005)
▪ Số người tự nguyện xét nghiệm HIV ngày càng tăng (18/08/2005)
▪ Máu cá sấu có thể là thành phần của thuốc chữa HIV/AIDS mới (18/08/2005)
▪ Dùng thuốc uống hay thuốc tiêm? (17/08/2005)
▪ Sắp có kháng sinh chống HIV từ máu cá sấu? (16/08/2005)
▪ Thí điểm sử dụng thuốc điều trị AIDS (16/08/2005)