Việc điều trị các bà mẹ bị HIV dương tính đang trong thời gian cho con bú bằng liệu pháp ART làm giảm bớt lượng vi rút trong sữa mẹ và các mức thuốc điều trị HIV vừa đủ có thể phòng chống sự lây nhiễm HIV, theo các khám phá được công bố trong số phát hành ngày 1/9 của tờ The Journal of Infectious Diseases (Tập san bệnh truyền nhiễm).
Mặc dù các bà mẹ bị nhiễm HIV được khuyên nên nuôi con bằng sữa bột tại các nước phát triển nhằm tránh nguy cơ lây truyền HIV qua sữa mẹ nhưng nhiều bà mẹ tại các nước đang phát triển vẫn cho con bú vì thiếu sữa bột hặoc nguồn nước sạch, vì nguy cơ bệnh tật và tử vong rất cao của trẻ em được nuôi bằng sữa bột, hoặc vì các lý do văn hóa. Ước tính có hơn 40% tất cả các trường hợp lây nhiễm HIV từ mẹ sang con xảy ra trong khi cho bú.
Các khám phá của cuộc nghiên cứu này gợi ý rằng các phụ nữ bị HIV dương tính có thể làm giảm khả năng lây nhiễm vi rút cho con của họ bằng cách uống thuốc ART trong khi cho con bú, ít nhất là ở nơi nào có sẵn loại thuốc này.
Các cuộc nghiên cứu đang được tiến hành nhằm điều tra làm thế nào mà nguy cơ lây truyền HIV có thể được giảm thiểu khi áp dụng chế độ dinh dưỡng kết hợp với thuốc ART. Một cuộc nghiên cứu, được gọi là ‘Mashi’, nghĩa là ‘sữa’ trong tiếng Setswana, đã khảo sát các mức HIV có trong sữa của phụ nữ Botswana, những người đã sử dụng kết hợp các loại thuốc nevirapine (Viracept), 3TC (lamivudine, Epivir) và AZT (zidovudine, Retrovir) trong ít nhất hai tháng.
Lượng vi rút trong sữa mẹ được so sánh với lượng vi rút trong sữa của những người phụ nữ đã sử dụng duy nhất thuốc AZT kể từ tuần thứ 34 của thai kỳ cộng với một liều nevirapine duy nhất trong khi đau đẻ. Tất cả các mẫu sữa được lấy từ hai đến năm tháng sau khi sinh, khi tất cả các bà mẹ vẫn còn cho con bú (Shapiro 2005b).
Mặc dù không có sự khác biệt nào giữa các nhóm khảo sát từ đầu cuộc nghiên cứu, tại thời điểm lấy mẫu sữa, 23 (88%) trong số 26 phụ nữ áp dụng chế độ dinh dưỡng kết hợp ba loại thuốc có lượng vi rút trong sữa dưới 50 con/ml, so với chín (36%) trong số các phụ nữ này chỉ sử dụng một loại thuốc AZT (p < 0.001).
Sau khi tính tổng số lượng tế bào CD4 và lượng vi rút, độ chênh lệch này vẫn còn khá lớn (p < 0.001).
“Cuộc nghiên cứu hiện tại đã chứng tỏ rằng liệu pháp phòng chống vi rút HIV hoạt tính cao (HAART) trấn áp một cách hiệu quả HIV-1 RNA trong toàn bộ sữa mẹ” các điều tra viên kết luận. “Bởi vì ARN HIV-1 gắn liền với nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con bằng cách cho bú, liệu pháp HAART có thể cho phép các phụ nữ nhiễm vi rút HIV cho con bú an toàn hơn tại những khu vực trên thế giới nơi việc nuôi con bằng sữa mẹ vừa không an toàn vừa thiếu khả thi”.
Các điều tra viên cũng đo lường các mức độ HIV ‘liên kết với tế bào’ có trong sữa của các phụ nữ đó. Vi rút HIV liên kết với tế bào, thường được gọi là ‘ADN thân vi rút’, được sản xuất khi vi rút chèn vật liệu di truyền của nó vào ADN của tế bào chủ.
Trái với vi rút tự do, các điều tra viên không nhận thấy sự khác biệt nào về mức độ HIV liên kết với tế bào giữa hai nhóm phụ nữ. Mười ba (50%) trong số các phụ nữ này sử dụng ba loại thuốc có các mức độ AND liên kết với tế bào dưới 10 con cứ mỗi triệu tế bào so với 15 (65%) người chỉ sử dụng AZT (p = 0.39).
“Trái với ARN HIV-1, chúng tôi không phát hiện ra tác động quan trọng của HAART đối với lượng vi rút ADN trong sữa mẹ”, các điều tra viên viết.
Tuy nhiên, họ chỉ ra rằng nguy cơ ADN liên kết với tế bào dẫn đến lây nhiễm HIV không được hiểu rõ. “Tính nghiêm trọng của việc lây truyền vi rút HIV-1 liên kết với tế bào trong sữa mẹ là không xác định được”, họ giải thích. Trong suốt cuộc nghiên cứu này, không có trường hợp lây truyền HIV nào ở bất kỳ cặp mẹ-con nào được quan sát.
Liều lượng thuốc trong sữa mẹ
Các điều tra viên cũng đo lường các liều lượng nevirapine, 3TC và AZT trong sữa mẹ của 20 bà mẹ sử dụng kết hợp ba loại thuốc (Shapiro 2005a). Họ nhận thấy rằng lượng nevirapine trung bình là khoảng hai phần ba so với trong máu người mẹ, nhưng lượng 3TC lại lớn hơn gấp 3,34 lần và AZT lớn hơn 3,21 lần so với trong máu.
Khi đánh giá hàm lượng thuốc có trong máu đứa trẻ, các điều tra viên thấy rằng mức nevirapine trung bình là 971ng/ml, có nghĩa là lớn hơn gấp 40 lần độ cô đặc không được phép 50% (IC50) là 24ng/ml. Đây là độ cô đặc của thuốc được chứng minh là đã kìm hãm sự sao chép của vi rút HIV đến 50%.
Mặc dù thấp hơn mức được sử dụng để điều trị tình trạng lây nhiễm HIV, các điều tra viên lưu ý rằng độ cô đặc này tương tự với mức của một liều 2mg/kg nevirapine. Mức này “cao hơn rất nhiều so với mức mà người ta nghĩ là cần thiết để phòng chống lây nhiễm HIV”, họ viết.
“Khi bà mẹ được điều trị bằng HAART với các loại thuốc này thì liệu pháp ART cho trẻ em có lẽ không còn cần thiết nhằm phòng chống việc lây truyền HIV từ mẹ sang con qua việc cho bú”, họ kết luận.
Các nhà nghiên cứu lưu ý một số tác dụng phụ có thể có đối với trẻ em phơi nhiễm với thuốc phòng chống vi rút. Các tác dụng phụ này bao gồm ba ca giảm sút số lượng bạch cầu nghiêm trọng trong máu, một ca thiếu máu và một ca phát ban nặng sau khi sinh được ba ngày.
“Độ cô đặc HIV-1 không được phép của nevirapine đạt được do các bà mẹ điều trị bằng các loại thuốc này cho trẻ em bú, khiến trẻ em có khả năng phải chịu những tác dụng có lợi và có hại từ việc hấp thu nevirapine vào bụng”, họ viết.
Trái ngược với nevirapine, hàm lượng 3TC chỉ là 5% IC50, với mức trung bình là 28ng/ml. Lượng AZT trung bình là 123ng/ml, lớn hơn độ IC50 của loại thuốc này đến 25 lần, nhưng tất cả trẻ em đều tiếp nhận AZT bằng đường miệng.
Mặc dù cuộc nghiên cứu này không đề cập đến việc lây truyền HIV nhưng các điều tra viên cảnh báo rằng các hàm lượng của ba loại thuốc này có thể khiến bất kỳ trẻ em thực sự bị nhiễm vi rút HIV nào bị kháng thuốc. Điều này có thể ngăn trở việc điều trị bệnh cho trẻ trong tương lai nếu trẻ không được cho uống đủ liều lượng thuốc ngoài hàm lượng thấp trong sữa mẹ.
“Cần có những nghiên cứu tiếp theo để hiểu tác động của việc điều trị HIV phụ sản đối với việc lây truyền HIV-1 bằng cách cho bú, việc trẻ bị nhiễm độc và các biến chứng kháng HIV-1 ở những trẻ bị nhiễm HIV”, họ viết.
Trong một bài xã luận đăng kèm, Marc Bulterys và các đồng tác giả kết luận: “lượng nevirapine, mặc dù có thể không phải là 3TC hoặc AZT, mà một đứa trẻ hấp thụ thông qua sữa mẹ có thể không những làm giảm bớt lượng vi rút trong sữa mẹ mà còn có tiềm năng cung cấp cho trẻ những liều lượng thuốc đủ để phòng chống sự lây nhiễm.
“Đây có thể là một lý do nữa để giáo dục phụ nữ thực hiện việc độc quyền cho con bú”, họ viết.
Theo Bulterys 2005.
▪ Bao cao su là biện pháp cuối cùng nhằm phòng chống HIV (25/08/2005)
▪ Nevirapine so với AZT (25/08/2005)
▪ 2.000 người nhiễm HIV/AIDS sẽ được điều trị miễn phí (24/08/2005)
▪ Phát hiện gien kiểm soát bệnh lao và HIV (20/08/2005)
▪ Nhiều loại thuốc chống HIV của Ấn Độ được WHO công nhận (20/08/2005)
▪ Số người tự nguyện xét nghiệm HIV ngày càng tăng (18/08/2005)
▪ Máu cá sấu có thể là thành phần của thuốc chữa HIV/AIDS mới (18/08/2005)
▪ Dùng thuốc uống hay thuốc tiêm? (17/08/2005)
▪ Sắp có kháng sinh chống HIV từ máu cá sấu? (16/08/2005)
▪ Thí điểm sử dụng thuốc điều trị AIDS (16/08/2005)