Được học về bất cứ điều gì đang diễn ra trên thế giới chúng ta đều là rất quan trọng. Từ việc thi thoảng xem xét những tin tức, đọc báo hoặc đơn giản là phát hiện ra một điều gì đó xảy ra với chính cơ thể bạn qua những lần kiểm tra sức khoẻ định kỳ, người ta cũng có thể có rất nhiều sáng kiến khi được sống trong sự hiểu biết.
Cũng như thế, được giáo dục về HIV/AIDS cũng là một điều cần thiết với tất cả mọi người, chứ không phải chỉ với những người bị nhiễm HIV dương tính. Việc tìm hiểu về HIV/AIDS là thiết yếu vì một số lý do nhất định.
Trước tiên, nếu biết được sự thật về căn bệnh, người ta có thể loại bỏ được những thành kiến của chính bản thân với các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đồng thời giúp đỡ những người khác thông qua việc dạy dỗ hoặc hỗ trợ họ. Thứ hai, người ta có thể ngăn ngừa, phòng chống xảy ra các ca lây nhiễm mới. Rõ ràng, hiểu biết thực sự là sức mạnh!
Tôi nhớ có lần đã chứng kiến cảnh một người phụ nữ nhiễm AIDS đến thăm những người bạn gái. Trong khi nấu bếp giúp các bạn chuẩn bị bữa tối, chị vô tình bị đứt tay trong khi thái rau.
Cả căn phòng có bốn người phụ nữ khác chợt chết sững và nhìn chằm chằm vào chị khi chị lao vào bồn rửa để xả sạch vết thương. Khi quay lại, chị bắt gặp những cái nhìn sợ hãi và ngay lập tức trấn an bạn bè đừng nên lo lắng.
Những sau đó thì chị bắt đầu ném đi mọi thứ chị túm được – từ con dao, cái thớt đến ngay cả những cọng rau. Chị làm thế nhằm giúp mọi người bớt đi nỗi lo lắng bị nhiễm AIDS và có lẽ cũng để giảm đi những bực bội trong lòng vì nỗi tủi hổ khi bị xem như một vật gây nguy hiểm.
Trong một bài báo đăng hồi tháng 3/2002 của tờ Tạp chí sức khoẻ cộng đồng của Mỹ, người ta đã trích đăng những thông tin nhận được từ các cuộc điều tra qua điện thoại về quan điểm của cộng đồng với những bệnh nhân HIV/AIDS. Theo đó, có rất nhiều người được hỏi cho biết, họ tin rằng những người nhiễm AIDS đáng bị đối xử như thế với bệnh tình của họ”.
Hơn nữa, có tới 1/3 số người tham gia điều tra bộc lộ thái độ ghét bỏ và những cảm giác tiêu cực với các bệnh nhân AIDS. Những kết luận mà cuộc điều tra rút ra là, “AIDS vẫn là một căn bệnh bị kỳ thị ở hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.
Liệu rằng những quan điểm đó có thể thay đổi không? Nếu được giáo dục đúng đắn và khi con người có một quan điểm sẵn sàng cho việc vượt qua sự thiếu hiểu biết về căn bệnh cũng như những người chịu ảnh hưởng của căn bệnh, tôi tin rằng người ta sẽ thay đổi thái độ cư xử!
Giáo dục cũng sẽ có tác dụng trong việc phòng chống các ca nhiễm mới. Tôi cũng nhớ đã từng xem một bộ phim tài liệu về bệnh AIDS trong xã hội người Mỹ Phi và trong đó, một người phụ nữ trẻ chừng hơn 20 tuổi một chút đã chia sẻ câu chuyện về quá trình nhiễm AIDS của mình.
Người phụ nữ đó đã lồng ghép những câu chuyện của tuổi thơ mình và việc chị đã được khuyên bảo như thế nào khi không nên có thai lúc còn đang tuổi thiếu niên. Chị nói: “Thế nhưng đã không ai bảo với tôi đừng bao giờ để nhiễm AIDS”.
Người phụ nữ trong bộ phim mà tôi vừa đề cập chính là một ví dụ điển hình cho thấy tại sao người dân ở mọi lứa tuổi cần được giáo dục về các nhân tố nguy hiểm dẫn tới lây nhiễm HIV/AIDS cũng như các sự thật khác về căn bệnh này.
Hãy dành vài phút thôi để học chút gì về căn bệnh chết người này, ngay cả khi bạn không chịu ảnh hưởng bởi nó về mặt cá nhân. Song một ngày nào đó, biết đâu bạn sẽ gặp một người nhiễm bệnh và bạn có thể chia sẻ kiến thức của mình để giúp đỡ họ.
Nếu bạn chịu ảnh hưởng của đại dịch HIV/AIDS, hãy vẫn cứ tiếp tục tìm hiểu về căn bệnh, trang bị cho mình những kiến thức cần thiết càng nhiều càng tốt, để vừa tự giúp mình vừa có thể giúp đỡ những người thân yêu quanh bạn.
Dương Kim Thoa theo http://www.bellaonline.com
▪ Giảm lây nhiễm HIV/AIDS tại 3 bang của Nigeria (05/07/2006)
▪ Bệnh nhân HIV/AIDS lo lắng về tác dụng phụ của thuốc điều trị (03/07/2006)
▪ Thuốc và các yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng (01/07/2006)
▪ Hormone giới tính (30/06/2006)
▪ Thủ tướng Trung Quốc thăm viện nghiên cứu AIDS của Uganda (29/06/2006)
▪ Liên hoan đội tuyên truyền phòng chống ma túy, mại dâm và phòng chống HIV/AIDS (28/06/2006)
▪ Xét nghiệm HIV cho kết quả nhanh phát huy tác dụng (26/06/2006)
▪ "Ngày nào cũng là ngày cuối cùng" (26/06/2006)
▪ Quan trọng là cuộc sống vẫn tiếp diễn (24/06/2006)
▪ Công nương Stephanie gây quỹ từ thiện chống AIDS bằng tiếng hát (23/06/2006)