Đã có một chương trình của CDC phân phát gần 800,000 bộ dụng cụ xét nghiệm của tập đoàn công nghệ OraSure Technologies Inc. dành cho các nhóm cộng đồng và trại giam giúp cho nhiều người có điều kiện làm xét nghiệm HIV hơn. Theo tổ chức này, nếu không có bộ dụng cụ xét nghiệm đó, rất có thể người dân đã không làm xét nghiệm.
Các phát hiện trên đã xác nhận một giả định vốn được quan niệm rộng rãi - đó là việc người dân có xu hướng đi làm xét nghiệm nhiều hơn nếu có công cụ xét nghiệm tiện lợi, cho kết quả nhanh như bộ dụng cụ xét nghiệm dùng nước bọt của OraSure.
Nếu chỉ sau chửng nửa giờ đồng hồ, người dân đã có thể biết được kết quả xét nghiệm thì họ sẵn sàng chờ đợi hơn là việc họ phải trở lại nơi làm xét nghiệm sau một đến hai tuần như các xét nghiệm khác yêu cầu.
CDC cho biết, vào cuối năm 2003, ước tính có khoảng 1 triệu người dân ở Mỹ nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), con số này đã gồm cả những người chuyển sang giai đoạn AIDS. Khoảng 1/4 trong số đó chưa từng làm một xét nghiệm chẩn đoán nào.
Bắt đầu từ năm 2003, CDC đã phân phối bộ dụng cụ xét nghiệm nói trên tới 230 tổ chức ở 21 bang và ở Washington, D.C. Trong số 372,960 xét nghiệm được thực hiện, có 4,650 hay tương đương với 1.2% số đó cho kết quả dương tính.
Các nhà nghiên cứu của CDC bình luận: "Các kết quả nghiên cứu cho thấy, chương trình của trung tâm đã giúp nhân rộng các dự án xét nghiệm HIV cho kết quả nhanh ở Mỹ".
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra, khi sử dụng các xét nghiệm máu theo truyền thống, tức là đòi hỏi người làm xét nghiệm phải quay trở lại sau hai tuần để lấy xét nghiệm, thì gần 1/3 số người làm xét nghiệm không bao giờ quay trở lại.
Bản báo cáo trên có đoạn: "Mặc dù dữ liệu về người làm khách hàng không được thu thập trên 4,650 kết quả xét nghiệm HIV dương tính được khẳng định, nghiên cứu trước đó cũng đủ chỉ ra, đa số những người biết mình nhiễm HIV đều áp dụng các biện pháp phòng chống lây nhiễm sang người khác và điều trị sức khoẻ của mình để có thể kéo dài cuộc sống cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của mình".
Hiện vẫn chưa có thuốc nào chữa khỏi được bệnh AIDS nhưng những loại thuốc cocktail điều trị vẫn có khả năng giúp người bệnh sống khoẻ mạnh. Kể từ những ca nhiễm AIDS đầu tiên 25 năm trước đây, trên thế giới đã có 65 triệu người nhiễm virus HIV và 25 triệu người tử vong.
Đặng Dương theo http://sg.news.yahoo.com
▪ "Ngày nào cũng là ngày cuối cùng" (26/06/2006)
▪ Quan trọng là cuộc sống vẫn tiếp diễn (24/06/2006)
▪ Công nương Stephanie gây quỹ từ thiện chống AIDS bằng tiếng hát (23/06/2006)
▪ Sinh sản không cần sex (22/06/2006)
▪ Vị thần của những trẻ em châu Phi nhiễm AIDS (22/06/2006)
▪ Bệnh AIDS có thể là tai nạn của sự tiến hoá (21/06/2006)
▪ 13 triệu đô la Mỹ phòng chống HIV/AIDS ở Tobago (21/06/2006)
▪ XY hay XX (20/06/2006)
▪ 'Kẻ phá bĩnh' vô tình (19/06/2006)
▪ Mauritius: Phát hiện 34 ca nhiễm mới HIV/AIDS (19/06/2006)