Những người đàn ông nhiễm HIV ở Ấn Độ có thể sớm có khả năng làm cha mà không làm lây nhiễm HIV sang vợ và con cái họ. Đây quả là tin tức làm ấm lòng không chỉ những phụ nữ đang khát khao thiên chức làm mẹ ở Ấn Độ.
Sắp tới, các nhà khoa học Ấn Độ sẽ thăm Trung tâm kiểm soát bệnh dịch ở Atlanta để tìm hiểu về liệu pháp điều trị tẩy rửa tinh dịch tiên tiến nhất, theo đó, các tinh dịch sẽ được tách khỏi tinh trùng của người chồng nhiễm HIV và tiến hành thụ tinh nhân tạo với vợ của anh ta để sinh ra những đứa con không bệnh tật.
Bằng phương thức đó, tinh dịch sẽ không còn nhiễm virus HIV. Liệu pháp điều trị này đảm bảo một người phụ nữ không nhiễm bệnh có thể có con hoàn toàn khoẻ mạnh mà không phải quan hệ tình dục không an toàn với người chống nhiễm HIV của chị. Mặc dù vẫn chưa có ở Ấn Độ, song liệu pháp này đang ngày một phổ biến ở châu Âu.
Phát biểu với TOI, nhà khoa học chuyên nghiên cứu về AIDS kiêm giám đốc Trung tâm nghiên cứu AIDS và quỹ Y R G, bà Suniti Solomon cho biết: “Ngay cả trường hợp người phụ nữ lấy phải chồng nhiễm HIV dương tính thì phụ nữ toàn cầu vẫn có quyền trở thành những người mẹ như bình thường”.
Liệu pháp điều trị tẩy rửa tinh dịch là công nghệ mới nhất làm thoả mãn thiên chức làm mẹ của mọi phụ nữ mà không đe doạ đến tính mạng họ. Trong thủ tục thực hiện liệu pháp này, người ta sẽ lấy tinh trùng của chồng cho vào quay li tâm với nhiều gradien khác nhau, loại bỏ virus HIV và sau đó đem cấy vào cơ thể vợ. Khi đó, người vợ nhận được tinh dịch từ chồng song lại không bị nhiễm bệnh của chồng.
Bà Suniti Solomon nói thêm: “Chưa có ai ở Ấn Độ biết rõ về công nghệ mới này. Vì thế, chúng tôi đã cử một đoàn các nhà khoa học tới
Hiện tại ở Ấn Độ có khoảng 20 nghìn phụ nữ nhiễm HIV từ chồng do chồng họ nhiễm bệnh thế kỷ và không sử dụng bao cao su trong khi quan hệ. Cho tới nay chưa có trường hợp nào tìm thấy virus HIV vẫn còn trong mẫu tinh dịch đã qua liệu pháp tẩy rửa.
Chuyên gia AIDS nổi tiếng người Mỹ Kenneth Mayer đưa ra con số rất ấn tượng, tới nay đã có trên 5,000 cặp vợ chồng ở Italy và Đức thử nghiệm thành công công nghệ mới này.
Mayer nói: “Vẫn luôn có nguy cơ về khả năng tinh trùng còn nhiễm virus HIV ngay cả sau khi đã tẩy rửa. Nếu thế, người vợ cũng sẽ nhiễm bệnh và thảm kịch thậm chí còn tồi tệ hơn. Và đây cũng là lý do tại sao công nghệ này vẫn chưa thực sự phổ biến ở Mỹ”.
Không phải mọi bác sĩ phụ khoa ở Ấn Độ đều có thể thực hiện công nghệ này. Chính vì điều này mà giá cả của liệu pháp này còn tương đối cao. Tuy nhiên, nếu công nghệ làm sạch tinh dịch này được các bác sĩ Ấn Độ thực hiện thành thạo thì sẽ có khá đông phụ nữ của đất nước Đông Á được hưởng lợi từ công nghệ mới tiên tiếnn này.
Đỗ Dương theo http://timesofindia.indiatimes.com
▪ Stress vì không... được yêu? (22/04/2006)
▪ Thói quen có hại đến nòi giống (21/04/2006)
▪ Viết cho ngày mai (20/04/2006)
▪ Cần hành động trước khi quá muộn (19/04/2006)
▪ Vô sinh nam (18/04/2006)
▪ Namibia: HIV/AIDS làm thay đổi cuộc sống của người dân Himba (17/04/2006)
▪ Action Aid International chỉ trích mô hình quỹ chống HIV/AIDS của WB (14/04/2006)
▪ Quỹ lương thực thế giới hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS (14/04/2006)
▪ Châu Phi đẩy mạnh phòng chống nhiễm mới HIV (14/04/2006)
▪ Tần suất quan hệ (10/04/2006)