Cộng đồng dân du mục Himba của Namibia vốn luôn tách rời so với phần còn lại của xã hội Namibia song theo lời cảnh báo của nhiều tổ chức phi chính phủ thì chính những hoạt động văn hoá thực tiễn và sự tách biệt với các nỗ lực phòng chống HIV/AIDS sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus HIV của cộng đồng người này.
Bà Kakarandua Mutambo, quản lý Hội chữ thập đỏ vùng Kunene ở miền bắc Namibia khi giải thích về những khó khăn mà lực lượng nhân viên phòng chống AIDS gặp phải khi tiếp xúc với nhóm người nói trên cho biết: "Sự chung thuỷ với một bạn tình duy nhất là điều chưa từng được nghe nói tới đối với người Himba".
Dân Himba cũng nằm ngoài luồng về phương diện giáo dục và chăm sóc y tế nói chung.
Theo Uỷ ban điều phối đại dịch AIDS khu vực Kunene, với 13% số người nhiễm bệnh, đây là khu vực có tỉ lệ lây nhiễm thấp nhất ở
Tuy nhiên, mức tăng thì tương đối đáng kể, năm 1998 tỉ lệ lây nhiễm HIV mưói chỉ là 6%.
Xét về văn hoá thì văn hoá của người Himba khuyến khích những người đàn ông giàu có phải có hơn một vợ - có rất nhiều nam giới nhiều tuổi cưới những thiếu nữ trẻ trung, người phụ nữ thường phải lấy anh trai hoặc em trai họ của chồng hay những người họ hàng khác trong các cuộc hôn nhân có sắp đặt trước, đa số họ đều có thai lúc còn rất ít tuổi.
Tuy nhiên, trong tục lệ của người Himba, tội ngoại tình không được tha thứ dễ dàng, người đàn ông nào bị bắt tội có trách nhiệm nộp phạt trên 12 đầu gia súc, trong khi đó, sẽ chẳng có gì bất thường khi cưới một người phụ nữ Himba có tới ba bạn trai ở bên.
Bà Mutambo bình luận: "Nếu một người đàn bà cứ bám chặt lấy người đàn ông chị ta yêu thương thì sẽ là chủ đề chọc cười của thiên hạ và thường bị coi là đồ vô dụng. Bạn cũng sẽ thấy có một số người đàn ông sẵn sàng chia sẻ vợ mình với người khác, nhất là bác thường chia sẻ vợ với cháu trai mà ông ta yêu quý".
Những người phụ nữ thường để ngực trần, tô son lên thân thể, mặc vỏ cây, vỏ sò và trang sức bằng thép.
Cũng theo bà Mutambo thì người Himba sẽ "bảo với bạn rằng AIDS không phải là bệnh có ở dân tộc họ", mặc dù họ biết đó là căn bệnh đang hiện diện ở khắp nơi bên ngoài thế giới. Và mặc dù "đã nghe nói về căn bệnh, họ vẫn chưa nhìn thấy tận mắt ai trong làng họ nhiễm bệnh.
Trong quá khứ, người ta cũng chưa nghe thấy ai bị chết vì căn bệnh này trong nhóm cộng đồng họ.
Bây giờ điều đó đã xảy ra, song người dân Himba vẫn không hiểu được mối liên hệ giữa bệnh AIDS và các trường hợp tử vong thường xảy ra gần đây, tình trạng phải nằm việc và chứng lao liên quan đến bệnh AIDS.
Bà Mutambo cho biết, với họ, AIDS được coi là căn bệnh của những người có liên hệ với người Ovambo (một nhóm người dân tộc thiểu số khác ở phía bắc Namibia), của những người trẻ tuổi rời xa thị trấn, của những người kết hôn với các nhóm dân tộc thiểu số khác.
Kết quả là, người Himba có xu hướng giữ con gái trong nhà sau khi chúng hoàn thành chương trình tiểu học mà không cho chúng tiếp tục học lên cấp hai.
Để giải quyết tỉ lệ tử vong ở thai phụ tương đối cao trong nhóm phụ nữ - tỉ lệ cao nhất trong nước - ngay từ năm 2001 Hội chữ thập đỏ Namibia đã tiến hành giáo dục cho họ về cách thức tránh thai, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, thông tin về các bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục và HIV/AIDS.
Khó khăn lớn nhất với các tổ chức phi chính phủ chính là việc thuyết phục người dân Himba thay đổi lối sống mà vốn dĩ đã thâm căn cố đế với họ.
Các tình nguyện viên đến với chương trình không tránh khỏi những suy xét nhiều nghi ngờ, nhưng các tổ chức gần đây đã bắt đầu triển khai đào tạo tình nguyện viên ngay chính trong cộng đồng dân tộc.
Bà Mutambo nói: "Những người nước ngoài được coi là ra ngoài thu thập thông tin để sau đó bán lại trong thành phố… Chúng tôi đã kiểm soát để giành được niềm tin của người dân Himba vì chúng tôi đã đem nước sạch tới cho họ uống".
Nhờ việc dùng các vở kịch mà nhiều thông điệp về AIDS đã trở nên hiệu quả hơn, vì "một số người nghe, một số không, một số thậm chí còn hỏi liệu họ sẽ có con như thế nào khi sử dụng bao cao su".
Ông Charles Varije, điều phối viên về HIV/AIDS khu vực của Hội chữ thập đỏ Namibia cho rằng, HIV/AIDS không phải là mối quan tâm tức thì với những người chăn gia súc bởi họ quan tâm hơn tới tình trạng chuồng trại của họ. Đây là lý do cho biết tại sao nhiều nam giới thích sống trong các chuộng trại ở các nơi xa xôi, điều đó làm nảy sinh các mối quan hệ ngoài hôn nhân.
Các quan chức ở Bệnh viện bang Oshakati thuộc vùng thành thị lớn nhất ở miền bắc Namibia cho biết, người dân Himba thích dùng thuốc dân gian hơn các liệu pháp chăm sóc sức khoẻ hiện đại.
Còn ông Panduleni Muupwe, một nhân viên y tế tại bệnh viện này thì nói: "Vấn đề là ở chỗ, người dân chứng kiến những người khác chết sau thời gian điều trị trong viện, nhưng hầu hết đều chỉ đến bệnh viện khi tình trạng bệnh đã quá muộn và không thể cứu vãn được nữa".
Thuốc kháng virus đã có sẵn trong khu vực ngay từ năm 2004 và số ca nhiễm các bệnh STI cũng đã giảm.
Tự nhiên cũng đang tạo nên dấu ấn của nó lên lối sống của người dân Himba. Các đồng cỏ chăn gia súc của họ chịu hạn hán trong nhiều năm nay, buộc người dân phải canh tác đất, trồng ngô và kê làm sinh kế.
Đỗ Dương theo http://allafrica.com
▪ Action Aid International chỉ trích mô hình quỹ chống HIV/AIDS của WB (14/04/2006)
▪ Quỹ lương thực thế giới hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS (14/04/2006)
▪ Châu Phi đẩy mạnh phòng chống nhiễm mới HIV (14/04/2006)
▪ Tần suất quan hệ (10/04/2006)
▪ Nigeria: Tối hậu thư 4 tuần của Chính phủ liên bang (06/04/2006)
▪ Dạy phụ nữ cách tự bảo vệ mình khỏi HIV/AIDS (05/04/2006)
▪ Số ca nhiễm mới HIV giảm 1/3 ở miền nam Ấn Độ (03/04/2006)
▪ Ngôn ngữ cơ thể (03/04/2006)
▪ Đại gia đình tình nguyện (01/04/2006)
▪ 8 khám phá mới (31/03/2006)