Các nguyên thủ quốc gia châu Phi vừa triển khai chiến dịch ngăn chặn các ca nhiễm mới HIV, theo đó họ cho rằng, phòng bệnh chính là giải pháp nhiều hy vọng nhất có thể ngăn ngừa được đại dịch không lây lan sâu sắc trên toàn châu lục.
Liên minh châu Phi (AU) cho biết, các dự án về giáo dục, tư vấn, xét nghiệm và phân phát bao cao su có khả năng ngăn ngừa tới 29 triệu trong số 45 triệu ca nhiễm HIV mới dự kiến sẽ được thực hiện trong khoảng từ 2002 đến 2010.
"Châu Phi phải nắm lấy thời điểm này để ngăn chặn đại dịch", ông Alpha Konare, chủ tịch uỷ ban liên minh châu Phi khẳng định như thế trong một công bố mới đưa ra tại kỳ họp ở
Trong khi mối quan tâm toàn cầu vẫn chỉ tập trung vào việc đưa tới các liệu pháp điều trị như thuốc kháng virus giúp châu Phi đương đầu với thảm hoạ AIDS thì số ca nhiễm mới HIV ở châu lục này vẫn tiếp tục tăng không hề giảm bớt trên toàn châu lục.
Năm 2005, 3.2 triệu 50 số 5 triệu ca nhiễm mới toàn cầu rơi vào các trường hợp tại tiểu vùng Sahara châu Phi – khu vực đang phải vật lộn với khoảng 26 triệu bệnh nhân HIV dương tính và đã có ít nhất 22 triệu người chết vì căn bệnh thế kỷ tính từ những năm 80.
Chiến dịch mới của AU lần này do rất nhiều cơ quan, tổ chức của LHQ triển khai, mục đích nhằm nhấn mạnh nhu cầu phòng chống HIV trong năm 2006 và điều phối các dự án nhằm giáo dục người dân về cách phòng tránh đại dịch.
Sáng kiến này được đưa ra ngay sau thất bại của chương trình "3 by 5" của LHQ.
Theo dự án "3 by 5" thì mục tiêu đặt ra của LHQ là đến cuối năm 2005 sẽ giúp 3 triệu người ở thế giới đang phát triển được dùng thuốc ARV. Thế nhưng bất kể đã đạt được những tiến bộ nhất định trong việc mở rộng diện điều trị thì cho tới cuối thời điểm thực hiện chiến dịch đặt ra, cũng chỉ có khoảng 1.3 triệu người được điều trị thuốc ARV.
Phòng bệnh là chính
Bộ trưởng bộ y tế Nam Phi bà Manto Tshabalala-Msimang cho rằng, nhấn mạnh công tác phòng bệnh lúc này là quá muộn. Cần phải biết rằng chính phru của bà Manto cho tới nay luôn bị các nhà hoạt động chỉ trích vì những phản ứng quá chậm trước tình trạng bệnh dịch hoành hành mạnh mẽ trong nước.
Tại cuộc họp báo, bà Tshabalala-Msimang nói: "Trong những năm qua, đã có rất nhiều cố gắng nhằm giải quyết đại dịch, song mới chỉ liên quan tới vấn đề tiếp cận liệu pháp điều trị".
Bà lý giải những chậm trễ đó một phần là do những tiến bộ ì ạch của Nam Phi trong triển khai điều trị ARV cộng đồng, đây cũng là vấn đề mà chính phủ từ lâu đã từ chối vì lý do giá thành cũng như những hiểm nguy tiềm ẩn.
Bà nói: "Hãy để chúng tôi ủng hộ nỗ lực này nhằm đảm bảo phòng bệnh sẽ khẳng định lại là giải pháp đúng đắn, giải pháp trụ cột trong cuộc chiến toàn cầu với đại dịch HIV/AIDS".
Nam Phi đưa ra những phản ứng chính thức với thuốc điều trị ARV năm 2003 và hiện nay có một trong những dự án thuốc ARV lớn nhất thế giới - mặc dù dự án này mới chỉ tới được với 100,000 người còn một nửa số người Nam Phi nhiễm AIDS hàng năm vẫn không thoát khỏi lưỡi hái của tử thần.
Trong khi đó chính phủ vẫn tiếp tục cải thiện những nỗ lực nền tảng phòng chống đại dịch, chú trọng tới việc chăm sóc sức khoẻ cơ bản, dinh dưỡng, các chương trình tuyên truyền lối sống tiết chế tình dục và phân phát bao cao su.
Sáng kiến mới của AU đã cho thấy khá nhiều ưu tiên, nhấn mạnh tới nhu cầu vừa phải giáo dục người dân về những kiến thức liên quan đến virus HIV vừa phải cung cấp thêm các xét nghiệm nhằm ngăn ngừa số ca nhiễm mới.
Minh hoạ cho tính cấp thiết của nhu cầu này, UNICEF cho biết, gần 2,000 trẻ sơ sinh nhiễm virus HIV trong thời gian mang thai, sinh nở hoặc bú mẹ và 6,000 thanh thiếu niên tuổi từ 15 đến 24 đã nhiễm phải virus gây bệnh thế kỷ.
Có mặt trong lễ triển khai chiến dịch tại Johannesburg, siêu sao nhạc Pop người châu Phi Angelique Kidjo cho biết, kế hoạch của AU cũng nên hướng tới giải quyết vấn đề bất bình đẳng xã hội giữa nam và nữ giới ở nhiều quốc gia châu Phi, đây là điều mà theo nhiều nhà phân tích cũng chính là nguyên nhân tương đối phổ biến đẩy phụ nữ ngày một lấn sâu thêm vào đại dịch.
Kidjo cũng là một đại sứ thiện chí của UNICEF. Anh nói: "Người châu Phi chúng ta phải có thể tự giải quyết vấn đề của chính chúng ta. Sự giúp đỡ bên ngoài là đáng ghi nhận, nhưng chúng ta cũng cần phải học cách có trách nhiệm với các quan điểm và hành động của chúng ta".
Dương Kim Thoa theo http://news.yahoo.com
▪ Action Aid International chỉ trích mô hình quỹ chống HIV/AIDS của WB (14/04/2006)
▪ Quỹ lương thực thế giới hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS (14/04/2006)
▪ Tần suất quan hệ (10/04/2006)
▪ Nigeria: Tối hậu thư 4 tuần của Chính phủ liên bang (06/04/2006)
▪ Dạy phụ nữ cách tự bảo vệ mình khỏi HIV/AIDS (05/04/2006)
▪ Số ca nhiễm mới HIV giảm 1/3 ở miền nam Ấn Độ (03/04/2006)
▪ Ngôn ngữ cơ thể (03/04/2006)
▪ Đại gia đình tình nguyện (01/04/2006)
▪ 8 khám phá mới (31/03/2006)
▪ Thế giới sẽ giải quyết xong đại dịch HIV/AIDS vào năm 2025? (30/03/2006)