Giới báo chí mong muốn nâng cao khả năng thông tin về HIV/AIDS
Các Website khác - 11/02/2006

"Chúng tôi cần viết được những bài báo về HIV/AIDS làm sao ở mức cơ bản nhất để mọi người dân có thể nhận thức được vấn đề", đó là những lời chia sẻ của Mahmoud al-Omari, chuyên viên đào tạo về truyền thông của hãng tin Petra, một hãng tin chính thống của Jordan.

Cùng với 12 chuyên viên đào tạo khác của Jordan, Bangladesh và Kazakhstan, al-Omari hiện đang tham gia hội thảo về HIV/AIDS và truyền thông đại chúng ở Dhaka, thủ đô của Bangladesh.

Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ làm việc thuộc dự án của Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục LHQ (UNESCO) với tiêu đề: "Giảm bớt ảnh hưởng của thảm hoạ HIV/AIDS trong và qua giáo dục".

al-Omari cho biết, HIV/AIDS là một lĩnh vực làm việc vô cùng mới mẻ đối với hầu hết các anh, hiện tại al-Omari đang trở lại Amman, thủ đô của Jordani.

Trong suốt hội thảo kéo dài 3 ngày, al-Omari đã học cách sử dụng truyền thông đa phương tiện, bao gồm việc dùng các video-clips, nhạc, thiết kế web, phiên dịch các thông điệp có liên quan tới HIV/AIDS.

Sự quan tâm chú ý đặc biệt được dành cho việc sử dụng chính xác ngôn ngữ. al-Omari lý giải: "Chúng tôi hiểu sự cần thiết của việc sử dụng ngôn từ đa nghĩa và tránh được những sắc thái kỳ thị, phân biệt đối xử".

Học viên cũng tập trung vào những khía cạnh mang tính dân tộc khi biết báo, chẳng hạn tầm quan trọng của cá nhân và tính bảo mật.

Nhưng nhiệm vụ khó khăn nhất của al-Omari lại là ở phía trước, đó là anh sẽ phải truyền đạt lại tất cả những gì anh đã học được ở hội thảo cho những cộng sự làm nghề truyền thông như anh tại Jordani.

Anh nói: "Vấn đề quan trọng không chỉ là thay đổi quan niệm của các nhà báo về vấn đề HIV/AIDS mà còn là quan niệm của vị tổng biên tập".

Theo anh, thiên kiến xã hội và những hiểu nhầm về HIV/AIDS chính là những lực cản đầu tiên khi anh phải trình bày về vấn đề này.

al-Omari nói: "Thật khó để có thể nói về tình dục trước công chúng hoặc ngay cả trong chính nhà mình. Nhưng nói như thế không có nghĩa là chúng ta sẽ cứ mãi im lặng".

Anh dự định sẽ tận dụng những kỹ năng mới này trong năm nay để biên dịch tài liệu web song ngữ Ả rập/ Anh để giúp các nhà báo nắm vững hơn về các vấn đề HIV/AIDS.

Mặc dù vẫn chưa có một hệ thống theo dõi về tỉ lệ nhiễm HIV ở Jordan song theo ước tính của UNAIDS và WHO thì số người lớn và trẻ em nhiễm virus HIV trên toàn quốc vào khoảng 600 người.

Từ năm 1997 đến 2001, hình thức lây nhiễm phổ biến nhất trong số các ca nhiễm bệnh là quan hệ tình dục khác giới (40%), bên cạnh đó là qua truyền máu (38.9%), qua nam giới quan hệ tình dục đồng tính (3.2%) và qua tiêm chích ma tuý (3.2%).

Nhằm nâng cao hoạt động tuyên truyền quần chúng, hội thảo quốc gia về truyền thông đại chúng và HIV/AIDS sẽ được tổ chức tại Jordan vào thời gian tới trong năm nay.

Kim Thoa theo http://www.alertnet.org