Âm mưu diệt chủng bí mật bằng AIDS. Kì 8: Những người da đen
Các Website khác - 21/01/2006
  8. Những người da đen.

Những người da đen hiểu rất rõ sự diệt chủng. Trong ba thế kỷ, họ đã bị bắt cóc từ các làng mạc châu Phi, bị xích rồi chở bằng tàu thủy đến châu Mỹ và đem bán làm nô lệ. Thời đó tình trạng nô lệ được coi là đúng về chính trị và được sự ủng hộ nhiệt tình của nhiều người cơ đốc da trắng. Sự đối xử vô nhân đạo đối với người da đen không gây nên mối quan tâm lớn nào đối với dân da trắng sống theo giáo lý của Giêsu và kinh thánh. Những người da đen bị coi là các con vật. Như vậy, những giáo lý của kinh thánh về tình anh em và tình yêu không áp dụng cho nô lệ.

Dân da đen hoàn toàn hiểu quyền lực và tai họa từ phía dân da trắng. Không may là người da đen vẫn còn chịu những ảnh hưởng tồi tệ của thành kiến bao thế kỷ bị xã hội bỏ rơi. Nạn giết người và AIDS nay là những nguyên nhân hàng đầu đem đến cái chết cho thanh niên da đen.

Mỗi người da đen đã nghe đồn đại rằng AIDS là một vi rút được tạo ra bằng kỹ thuật gene để giết hết chủng tộc da đen. Theo kết quả thăm dò của tờ Thời báo New York (số ra ngày 29-10-1990), 30% dân da đen ở New York đều thực sự tin rằng AIDS có thể là một vũ khí sinh học phân chủng đặc biệt được làm ra trong phòng thí nghiệm nhằm gây lan nhiễm và giết người da đen.

Louis Farrakhan, lãnh tụ tinh thần của dân tộc Hồi giáo, tố cáo các bác sĩ Do Thái đã tiêm AIDS cho các hài nhi da đen. Ông giảng giải rằng, những người Do Thái giàu có đứng đằng sau chương trình diệt chủng, y như cách họ đã câu kết chặt chẽ trong việc buôn nô lệ rất có lãi với các cơ sở của người Hà Lan.

Khi bàn về những niềm tin có tính chất kích động của Farrakhan, Morris Wolfe khẳng định rằng “nhiều người da đen, đặc biệt là đàn ông, bao gồm cả số lượng đang tăng lên các sinh viên đại học, bây giờ tìm đến sự lãnh đạo của Farrakhan. Ở đây có một cương kĩnh đơn giản : Không nam nữ bình đẳng hay các quyền của dân đồng tính, không nạo thai, không thịt heo, không ma túy hay rượu, không bàn cãi”.

Khi lần đầu tiên tôi gặp tiến sĩ Strecker, tôi đã hỏi về “mối liên hệ” của AIDS trong dân đòng tính với châu Phi. “Không có gì cả”, ông trả lời. “”Tất cả cái đó là màn che lớn để giấu diếm sự thật. Những người châu Phi đã bị nhiễm bệnh đó trong chương trình tiêm vác-xin đậu mùa. Châu Phi da đen bị định đoạt phải chết”.

Thoạt tiên, dự đoán của tiến sĩ Strecker về châu Phi dường như không có cơ sở. Nhưng tờ Thời báo (số ra ngày 16-2-1987) dẫn lời Sam Okware, Bộ trưởng Y tế Uganda, nói :”Đến năm 2000, cứ một trong hai người lớn hoạt động tình dục sẽ bị nhiễm bệnh”.

Năm năm sau, bìa tờ tạp chí Thời báo Los Angeles (số ra ngày 1-3-1992) có hình một bà mẹ châu Phi da đen ôm con trong lòng. Tiêu đề là “Bản án tử hình của châu Phi : nơi mà phụ nữ bất lực, AIDS đang lan tràn không ngừng từ chồng sang vợ, mẹ sang con. Và một lục địa đang chết.” Câu chuyện của Scott Kraft khẳng định rằng vào năm 2000, ước tính có 15 triệu người da đen châu Phi sẽ chết vì AIDS.  Hiện tại, cứ bốn trong năm phụ nữ bị nhiễm AIDS là ở châu Phi. Tuy dân châu Phi chỉ chiếm 10% dân số thế giới, lục địa này chiếm hai phần ba số ca AIDS toàn thế giới.

WHO ước tính rằng 25% lực lượng lao động châu Phi sẽ bị quét sạch trong 20 năm tới, và tuổi thọ trung bình sẽ bị sụt từ 60 xuống 47.

Tiến sĩ Robert Strecker tin rằng “kế hoạch” độc ác đối với châu Phi được giải thích rõ ràng trong một bản ghi nhớ năm 1972 được công bố trong Bản tin WHO. Báo cáo đó chỉ rõ rằng sự lây nhiễm các retrovirus nào đó có thể đưa đến “sự tổn hại” đối với hệ thống miễn dịch, đặc biệt đối với các tế bào máu trắng được gọi là “các tế bào T”. Sự tổn hại hệ thống miễn dịch đó cũng có thể dẫn đến ung thư. WHO kiến nghị “đánh giá có hệ thống” các retrovirus ức chế miễn dịch ấy. Phần hai của bản ghi nhớ ấy duyệt lại những kết quả của các cuộc thử nghiệm lên động vật trước đây “dính líu nghiêm trọng đến bệnh của người và nghiên cứu lâm sàng”.

Cũng trong năm đó (1972), một tài liệu công bố trong Hồ sơ liên bang đề nghị nghiên cứu tiếp về “các kháng nguyên” vi khuẩn và vi rút đã giết một cách có lựa chọn các tế bào T trong máu. Ủy ban khoa học đã “hình dung” các cuộc thí nghiệm vác-xin lên người được tiến hành trên các nhóm cá thể cùng huyết thống “trong cuộc tiêm chủng phòng ngừa”. Nói rõ hơn, cụm từ “các nhóm cá thể cùng huyết thống” là để chỉ các trẻ em trong cùng một gia đình. “Trong cuộc tiêm chủng phòng ngừa” có nghĩa là với các trẻ em, người ta đã lén đưa vào các tác nhân lây nhiễm “thí nghiệm”(tức là “các kháng nguyên vi rút và vi khuẩn”) vào thời điểm tiêm chủng thường lệ. Các viên chức WHO nhấn mạnh sự cần thiết “lựa chọn một đám người có thể được kiểm soát thích hợp”.

Trong vòng vài năm diễn ra các cuộc thử nghiệm bí mật theo đề nghị ấy, một bệnh ức chế miễn dịch bí ẩn mới bắt đầu giết hàng triệu người da đen châu Phi.

Tiến sĩ Strecker đã đúng. Châu Phi da đen đang tiến tới diệt chủng
 

Các ca AIDS của châu Phi bắt đầu xuất hiện cùng khoảng thời gian với các ca AIDS được phát hiện ở ManhattanHaiti. Tuy Robert Gallo và Max Essex tuyên bố rằng một số mẫu máu châu Phi “” có kết quả xét nghiệm “dương tính”, sự thực vẫn là không có ca nào ở châu Phi sớm hơn cuối những năm 1970.

Trong cuốn Bệnh dịch học về AIDS, Thomas Quinn và Jonathan Mann viết : ”Những ca AIDS đầu tiên được khẳng định ở những người châu Phi cận Sahara đã được báo cáo từ châu Âu năm 1983”. Quinn và Mann cũng cảnh báo phải đề phòng những nguy cơ xét nghiệm máu “” của người châu Phi với ý đồ chứng tỏ “sự có mặt trong quá khứ của HIV-1 ở châu Phi”. Do vấn đề các xét nghiệm máu “giả dương tính”, giờ đây các nhà bệnh lý học tin rằng “một số báo cáo sớm về tần số cao của bệnh di truyền trong huyết thanh từ Đông và Tây Phi trong những năm 1960 và đầu những năm 1970 bây giờ được xem là không thể giải thích được”.

Để chứng minh rằng AIDS không phải là một bệnh cũ ở châu Phi, một nhóm các nhà khoa học do J.W. Carswell lãnh đạo đã xét nghiệm máu của những người già không hoạt động tình dục, sống trong các nhà dưỡng lão ở Kampala – thành phố lớn nhất của Uganđa và là tâm điểm AIDS của châu Phi. Máu những người già được xét nghiệm đối chiếu với 716 người lớn khỏe mạnh, có hoạt động tình dục, sống trong cùng thành phố. Mười lăm phần trăm người khóe mạnh có kết quả xét nghiệm dương tính với các kháng thể HIV nhưng không có người già nào có kết quả xét nghiệm dương tính.

Nghiên cứu năm 1986 đó chỉ rõ vi rút HIV không hề có ở Uganđa trong một thời gian dài như Gallo và Essex đã công bố. Các nhà nghiên cứu kết luận : “Các kết quả trình bày ở đây không chứng minh cho các đề xuất trước đây rằng vi rút có thể bắt nguồn ở Uganđa; trái lại, nếu giải thích cho đúng, chúng cho thấy rõ nó chỉ mới đến nước này trong một thời gian gần đây thôi”.

Năm 1989, một nhóm khoa học khác đã điều tra sự nhiễm kháng thể HIV trong số dân San sống nửa du mục ở sa mạc Trung Kalahari ở Bốtxoana. Những người San được coi là chủng tộc cổ nhất hiện sống ở châu Phi. Những bộ xương kiểu người San có niên đại 15.000 năm hay hơn nữa. Lưu ý rằng “nguồn gốc của sự lây nhiễm retrovirus ở người là một vấn đề còn đang tranh luận”, nhóm khoa học này đã xét nghiệm 150 người San trưởng thành. Không có ai có kết quả xét nghiệm dương tính HIV.

Các kết quả của cuộc nghiên cứu này, cũng như các nghiên cứu khác, tất cả đều gợi lên nghi ngờ về nguồn gốc châu Phi của HIV và bác bỏ “sự thật” rằng HIV đã có ở đâu đó tại châu Phi hàng thế kỷ và hàng ngàn năm. Như tiến sĩ Strecker hay nói, “Nếu HIV ở đâu đó tại châu Phi lâu lắm rồi, thì nó ở đâu ?”.

Richard và Rosalind Chirimuuta, trong cuốn sách nghiên cứu cẩn thận và đầy đủ tư liệu của họ : AIDS, châu Phi và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã hết sức phê phán Robert Gallo và quyết tâm của ông ta chứng minh nguồn gốc châu Phi của AIDS và HIV. Họ cho rằng công trình khoa học của ông ta “ dường như chịu ảnh hưởng của ám ảnh phân biệt chủng tộc”. Hai ông bà Chirimuuta bàn trên tờ Thời báo Luân Đôn về câu chuyện đậu mùa và khẳng định rằng HIV là một vi rút do con người tạo ra. Tuy các nhà khoa học đã bác bỏ thuyết con người tạo ra HIV do thiếu chứng cớ, các tác giả viết :”Không có chứng cớ có lẽ vì mọi người quá bận rộn săn đuổi thuyết về các con khỉ trong rừng rậm”.

Sau khi nhắc người đọc nhớ lại tai nạn chết người trong phòng thí nghiệm, trong đó “vi rút Marburg” đã được truyền từ các con khỉ xanh sang người năm 1977, ông bà Chirimuuta kết luận :”Nếu có sự thật nào trong giả thuyết cho rằng vi rút gây AIDS bắt nguồn từ các con khỉ, dường như điều thích hợp là phải điều tra về nghiên cứu y học hiện đại hơn là suy đoán rộng theo kiểu dốt nát và chướng tai về tục lệ và hành vi của những người châu Phi như vậy”.

Ở Mỹ, các cuộc thử nghiệm có tính chất phân biệt chủng tộc sử dụng những người da đen như những con chuột thí nghiệm giờ đây đã được mọi người biết đến. Trong năm 1932, một cuộc thử nghiệm y học do Cơ quan Y tế Mỹ tiến hành với 400 người lính canh da đen nghèo và mù chữ ở Tuskegee, bang Alabama. Tất cả đều bị bệnh giang mai. Các bác sĩ thực hiện cuộc thử nghiệm đã nói dối những người đàn ông đó và gia đình họ rằng họ bị “máu xấu”. Dưới sự giám sát của chính phủ và cơ quan có thẩm quyền về y tế, cuộc thử nghiệm ở Tuskegee đã kéo dài 40 năm.

Cuộc thử nghiệm có tính chất phân biệt chủng tộc đó vừa đơn giản, vừa độc ác. Các thầy thuốc muốn biết điều gì sẽ xảy ra với họ nếu ngừng điều trị giang mai. Các bác sĩ cam đoan với họ rằng họ sẽ được chăm sóc, chữa trị miễn phí căn bệnh “máu xấu” cho những người đàn ông này và cung cấp tất cả chăm sóc y tế miễn phí.

Những năm 1940, khi đã có pênixilin để chữa trị bệnh giang mai, những người đàn ông đó không được điều trị vì việc điều trị sẽ làm hỏng cuộc thử nghiệm y học. Suốt cuộc đời họ, họ không bao giờ biết rằng họ bị mắc bệnh hoa liễu nghiêm trọng, đe doạ tính mạng. Một số người đã truyền bệnh cho vợ và người yêu của họ qua đường tình dục. Một số cháu bé do các phụ nữ nhiễm bệnh đó sinh ra đã bị bệnh giang mai. Khi họ chết, những người làm cuộc thử nghiệm cung cấp tiền chi phí đám ma và chôn cất với điều kiện gia đình họ cho phép mổ xác ở một bệnh viện riêng dành cho cuộc nghiên cứu.

Trong phong trào nhân quyền của người da đen những năm 1960, Chính phủ Mỹ bị áp lực mạnh đòi chấm dứt cuộc thử nghiệm vô đạo đức và có tính chất phân biệt chủng tộc đó. Năm 1972, cuộc nghiên cứu bệnh giang mai ở Tuskegee cuối cùng đã bị xóa bỏ. Báo cáo cuối cùng của nghiên cứu bệnh giang mai ở Tuskegee xuất hiện trong cuốn Máu xấu của James H.Jones. Martin P.Levine cũng báo cáo về việc nghiên cứu gây chấn động này với hàm ý diệt chủng (“Máu xấu”, trên tờ Người New York, số ra ngày 16-2-1987). Levine nhấn mạnh rằng thử nghiệm ở Tuskegee được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giám sát, đây cũng là cơ quan của chính phủ hiện đang theo dõi dịch AIDS.

Có nhiều người da đen tin rằng họ đang bị các nhà khoa học phân biệt chủng tộc Mỹ sử dụng như những kẻ có tội về căn bệnh AIDS. Ngay cả mối liên hệ của u ác tính trên da của dân đồng tính với u ác tính trên da (KS) của người châu Phi cũng chứng tỏ là giả. Khi xét ngiệm vi rút  AIDS, phần lớn các bệnh nhân KS châu Phi có HIV âm tính.

Ý nghĩa chính xác của KS coi như chỉ thị của nhiễm HIV và AIDS tiếp tục làm rối các nhà khoa học về AIDS. Cuối những năm 1970, KS không bao giờ là một chỉ thị của AIDS. Nhưng khi “đưa ra” vi rút gây AIDS, KS trở thành một bệnh ung thư thường thấy trong những người đồng tín nhiễm HIV. Theo định nghĩa, một bệnh nhân u da ác tính có xét nghiệm dương tính HIV được chẩn đoán là AIDS. Ngược lại, các bệnh nhân KS có HIV âm tính không thể chẩn đoán là AIDS.

Phớt lờ sự cần thiết phải đối chiếu một chẩn đoán lâm sàng KS với một xét nghiệm máu HIV, các nhà nghiên cứu giờ đây điều tra các ca KS “” và đặt ra thuyết về nguồn gốc AIDS. Năm 1987, các chuyên gia bệnh truyền nhiễm Harold Katner và George Panker xem lại 28 ca KS chết người nhanh chóng, lúc ấy được phân loại lại là “các ca kháng nguyên có thể” của AIDS, và được đưa ra làm “chứng cớ” rằng AIDS không bắt nguồn ở châu Phi. Trên cơ sở của nghiên cứu trong thư viện ấy, Katner và Panker kết luận rằng vi rút AIDS có nguồn gốc “Âu - Mỹ” và rằng AIDS được “xuất khẩu” sang châu Phi, nhưng giọng điệu kỳ thị trong báo cáo của họ gợi ý rằng nó được xuất khẩu bởi những người đàn ông đồng tính Mỹ đã “từ bỏ lối sống tình dục khác giới”.
 

Trong một bức thư gởi người biên tập nhan đề “Nguồn gốc của AIDS” công bố trong Tạp chí Hội Y học Mỹ, Harold Katner suy đoán tiếp về vai trò của retrovirus ngựa, dê và bò trong sự bùng nổ AIDS. “Các vi rút đó được tìm thấy ở các động vật châu Âu và Mỹ, người ta báo cáo rằng tất cả các con vật này đã có những tiếp xúc tình dục của người, (như vậy) giải thích một cách có thể truyền bệnh giữa các loài”.

Trong một cố gắng khác “chứng tỏ” rằng các ca AIDS đã tồn tại trước khi đưa HIV ra ánh sáng cuối những năm 1970, một vài thầy thuốc Ixraen đã xem lại 19 ca trong sách báo y học gợi ra có “AIDS trong kỷ nguyên trước AIDS”. Mười sáu bệnh nhân đã nhiễm bệnh cơ hội, ba người có KS. Các ca đó là năm 1950 và gồm hai người đàn ông chắc chắn là đồng tính. Những người Ixraen kết luận :”Xét theo số liệu lịch sử, các ca AIDS không được phát hiện có dấu hiệu đã xảy ra rải rác trong kỷ nguyên trước AIDS”. Bài báo này được công bố trong ấn phẩm có uy tín Điểm qua các bệnh truyền nhiễm tháng 11 năm 1987.

Trước AIDS, tất cả các ca KS tôi gặp đều ở những người đàn ông Do Thái lớn tuổi. Cho tới nay, tôi chưa bao giờ thấy phụ nữ có KS, tuy các ca bẹnh của phụ nữ có được báo cáo. Ở Mỹ, trước khi có dịch, KS được chẩn đoán thường xuyên nhất là ở những người Do Thái.

Cho đến năm 1950, chỉ có 600 ca KS được ghi lại trong sách báo y tế thế giới. Rõ ràng các ca khác đã xảy ra nhưng không được ghi lại. Trong cuốn U ác tính trên da (1957), chuyên gia da liễu Sam Bluefarb viết :”Ở nhiều thành phố lớn, KS không được báo cáo trừ phi bệnh nhân có biểu hiện bất thường về bệnh này”.

Quan điểm của Bluefarb được nhắc lại năm 1973 khi ba chuyên gia da liễu ghi lại một trăm người New York có KS đủ chứng cứ. Một trăm bệnh nhân đó có tuổi từ 40 đến 89, trong đó 78 người là đàn ông, 53 là Do Thái, 18 là người Italia. Các thông tin sau này về 56 bệnh nhân tiết lộ rằng không ai chết vì bệnh đó. Các thầy thuốc viết báo cáo nhận xét “đây rõ ràng là một số đông bệnh nhân KS được báo cáo lần đầu tiên trong thế giới phương Tây”. Họ ước tín “mức độ và phạm vi phổ biến thực sự của KS có lẽ lớn hơn gấp vài lần con số ước tính mà sách báo đã công bố”.

Khi sử dụng kiểu lô gích “khoa học” để trình bày, các tập san hiện nay vẫn nói bóng gió rằng tình dục đồng tính, tình dục của người da đen, và tình dục động vật là gốc rể của AIDS, tôi có thể hình dung Louis Farrakhan tuyên bố có lý rằng những người Do Thái ở New York bị KS là những người chịu trách nhiệm về sự bùng phát AIDS không những ở Mỹ mà cả ở châu Phi nữa.

Năm 1992, qua bài của báo Đá lăn và sự rùm beng trên các phương tiện truyền thông, công chúng Mỹ được biết các vác-xin bại liệt bị nhiễm trùng chứa vi rút của khỉ xanh gây ung thư. Có thể nào AIDS ở châu Phi đã bắt nguồn từ vác-xin bại liệt được tiêm chủng cho nhiều triệu người da đen châu Phi trong những năm 1950 hay không ?

Khi người viết là Tom Curtis hỏi David Haymann về khả năng này, viên chức của WHO đó tuyên bố :”Nguồn gốc của vi rút HIV không quan trọng gì đối với khoa học hiện nay. Bất kỳ sự suy đoán nào về việc nó nảy sinh như thế nào đều chẳng quan trọng”. Giáo sư bệnh học William Haseltine của Đại học Harvard còn cương quyết hơn. Ông phát khùng “Ai để ý nguồn gốc là gì ? Ai thực sự để ý ? Nếu anh muốn làm điều gì tốt, hãy viết về những vấn đề người ta còn đang phải chịu đựng. Ai để ý nó đến từ đâu ? Đó là một câu hỏi không trả lời được”. Curtis nhấn mạh vấn đề này, nhưng Haseltine chấm dứt cuộc nó i chuyện :”Tôi không quan tâm bàn đến nó”, ông ta gằn mạnh.

Tôi không ngạc nhiên về thái độ của các viên chức của WHO đối với nguồn gốc của AIDS và HIV. Tháng 6 năm 1989, cuốn sách của tôi AIDS và các bác sĩ thần chết bị ỉm đi tại Hội nghị Quốc tế lần thứ năm về AIDS tổ chức ở Montreal, Canada. Cuốn sách được bán tại một cuộc triển lãm do hiệu sách Highway bảo trợ. Một viên chức của WHO (một trong những cơ quan tài trợ cho hội nghị) gây áp lực với các chủ hiệu sách của Canada để bỏ cuốn sách đó khỏi các giá sách. Những người bán sách bị đe dọa để phải tuân theo yêu cầu của viên chức đó.

Phóng viên Bill Andriette đã viết một mẫu tin ngắn về điều bất thường đó của WHO trong Hướng dẫn cho những người đồng tính Đông Bắc (tháng 7 năm 1989). Một nhân viên của WHO (đề nghị giấu tên) mô tả cuốn sách là “cuồng tín cánh hữu” và khẳng định nó chứa đựng “một số giả định thực sự kỳ quặc”. Nhân viên đó thừa nhận : “Chúng thôi thực sự không thể cấm bán cuốn sách đó”.

Phóng viên Bill Andriette đã bình luận về việc này : “Thật lạ là, WHO cảm thấy bị đe dọa vì sự phê phán của Cantwell đến nỗi họi nghĩ tốt nhất là ỉm cuốn sách của ông ở Montreal. Người ta không hiểu tại sao họ cảm thấy cần phải bảo vệ những người tham dự hội nghị, những người trong giới được cho là phải có đủ thông tin nhất về AIDS. WHO hẳn phải tin hoặc là những tố cáo của Cantwell có tính thuyết phục mạnh mẽ, hoặc những người đứng ở mũi nhọn cuộc chiến đấu toàn cầu chống căn bệnh này là cực kỳ ngờ nghệch, cả tin”.

Mặc tất cả những lầm lẫn lô gích quanh vấn đề AIDS và vi rút HIV, niễm tin rộng rãi về nguồn gốc châu Phi của AIDS vẫn vững chắc. Tuy vậy, nếu người ta cẩn thận theo dõi những mưu mô của khoa học về AIDS, rõ ràng có một số điểm đáng nghi về thuyết này. Điều lạ lùng là những điều nghi ngờ lại được nói ra bởi người Pháp đã phát hiện ra HIV là Luc Montagnier.

Năm 1988, Montagnier đưa ra một vài bình luận bất ngờ về AIDS châu Phi và những con khỉ xanh. Những lời nhạo báng của ông hiển nhiên là chĩa vào Gallo là người bị tố cáo ăn cắp vi rút AIDS của Montagnier từ Viện Pasteur. “Không có chứng cớ về bất kỳ nguồn cung cấp hay loài khỉ nào thực sự có kết quả xét nghiệm dương tính với HIV, vi rút gây AIDS”, Montagnier tuyên bố. Nguồn gốc của AIDS “tiếp tục là một bí ẩn”. Ông giải thích tiếp : “Người ta sử dụng những lý lẽ không thuyết phục để quy nguồn gốc của HIV về châu Phi. Một lý do được đưa ra là đã phát hiện vi rút gây AIDS trong mẫu huyết thanh của một phụ nữ ở Daia (Nay là nước Cộng hòa Dân chủ Công gô) trước năm 1970, những sự việc đó xảy ra cách đây không lâu, và không chứng minh cho việc vi rút nảy sinh lần đầu tiên từ vùng đó. Chúng ta phải rất cẩn thận trong việc đánh giá nguồn gốc của loại vi rút này, đây là vấn đề thực sự bí ẩn”.

Có nhiều câu hỏi không có câu trả lời về nguồn gốc của AIDS. Khi gác sang một bên câu chuyện người thủy thủ Manchester năm 1959 và cậu bé ở St. Louis năm 1968, có sự nhất trí chung là các ca dịch AIDS ở châu Phi, Haiti và New York đều xuất hiện khoảng cùng thời gian vào cuối những năm 1970. Từ điều đó, tôi kông bao giờ có thể hiểu được làm thế nào mà một bệnh dịch của người da đen tình dục khác giới ở Trung Phi có thể tự nó biến đổi thành bệnh dịch của người đồng tính da trắng ở Manhattan.

Không có chuyên gia AIDS nào giải thích được đầy đủ điều đó đã xảy ra như thế nào. Những “sự thực” bao quanh việc nhập khẩu AIDS từ châu Phi chắc chắn thách thức thuyết về nguồn gốc tình dục của AIDS. Trong thực tế, việc biến đổi một bệnh dịch của người tình dục khác giới châu Phi da đen thành một bệnh dịch của người đồng tính da trắng ở phía bên kia địa cầu là điều không thể được. Không bao giờ có thể xảy ra cái việc như “người ta” nói. Không bao giờ có bất kỳ “mối liên quan” nào giữa AIDS của Mỹ và AIDS của châu Phi. Chỉ đơn giản là nó không thể xảy ra. Dù các chuyên gia có nói gì chăng nữa.

Nhưng nếu các vác-xin chứa các tác nhân sinh học chết người được tiêm vào những người da đen ở châu Phi, và vào những người đàn ông đồng tính ở Manhattan, thì hoàn toàn có thể tạo ra một cuộc hủy diệt sinh học đối với người da đen và người da trắng, để loại bỏ có hiệu quả hai nhóm người “không ai ưa” hoàn toàn khỏi bề mặt trái đất và rồi đổ lỗi luôn cho họ là đã gây ra sự lây lan.

Bị cưỡng bức rời khỏi Lục địa đen nhiều thế kỷ trước đây, và xa khỏi tâm điểm bệnh dịch AIDS châu Phi, những người da đen Mỹ lại một lần nữa bị đưa vào một chương trình diệt chủng.

Năm 1980, AIDS chưa được biết đến trên hành tinh này. Năm 1980, AIDS là nguyên nhân đứng hàng thứ sáu gây ra cái chết trong dân da đen Mỹ. Đối với những người đàn ông đồng tính Mỹ gốc Phi trong độ tuổi từ 35 đến 44, AIDS là nguyên nhân chết hàng đầu, chiếm tới 25% số người chết của nhóm này. Đối với nhóm đàn ông và phụ nữ Mỹ gốc Phi trong độ tuổi từ 25 đến 35, AIDS là nguyên nhân chết đứng thứ hai.

Châu Phi da đen đã bị định đoạt phải chết. Tôi sợ rằng điều đó cuối cùng cũng đúng với người Mỹ da đen.