Thống kê của Cục Phòng chống HIV/AIDS- Bộ Y tế, đến ngày 30-6-2010, cả nước có 176.436 người nhiễm HIV, trong đó 41.239 bệnh nhân AIDS, 47.466 người đã tử vong. Những trường hợp mới được phát hiện vẫn tập trung chủ yếu ở 10 tỉnh trọng điểm. Để dự phòng lây nhiễm, giảm tác hại do H gây ra, ngành y tế vẫn dùng “quả đấm thép” là: cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch và điều trị bằng thuốc thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện Methadone... |
![]() Tư vấn cho người dân về HIV Ảnh: Thanh xuân Đa dạng hóa đối tượng nhiễm H Tại buổi họp báo ngày 11-8-2010, ông Chu Quốc Ân- Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết, 6 tháng đầu năm nay, toàn quốc ghi nhận 4.812 trường hợp mới xét nghiệm phát hiện có HIV, 1.881 trường hợp bệnh nhân AIDS và 620 trường hợp tử vong. TP.HCM vẫn là địa phương có tổng số người nhiễm HIV cao nhất nước (chiếm 25,9%). Tiếp đến là Hà Nội, Thái Nguyên, Điện Biên, Thanh Hóa... Nguy cơ về lây truyền HIV qua đường tình dục gia tăng khi số liệu thống kê cho thấy, ở khu vực miền Nam số người nhiễm HIV được báo cáo trong quý I/2010 do lây truyền qua đường tình dục chiếm 54,4%. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở một số tỉnh như Kiên Giang 95,1%, Đồng Tháp 94,7%, Bạc Liêu 92,2%, Cà Mau 88%, An Giang 82,1%. Khác với khu vực miền Nam, đường lây chủ yếu ở khu vực miền Bắc là do lây truyền qua đường máu chiếm 63,1%. Các tỉnh có tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường máu đặc biệt cao là Hà Nam 77,8%, Nghệ An 77,3%, Thái Nguyên 75,9%, Lào Cai 71,9%, Sơn La 71%, Điện Biên 69,3% ... So với cùng kỳ năm 2009, số người nhiễm HIV mới giảm 27,08%; số bệnh nhân AIDS giảm 17,8% và số tử vong giảm 29,3%. Tuy nhiên, đối tượng nhiễm lại đa dạng hóa ở nhiều ngành nghề khác nhau như công nhân, trí thức, học sinh, sinh viên, bộ đội, công an. Đặc biệt hiện dịch đã lan ra trên toàn quốc, có mặt ở 63 tỉnh, thành phố. Đáng lo ngại hơn là dịch HIV đã len lỏi về tới những khu vực khó khăn, các thôn bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Một kết quả nghiên cứu mới đây của Bộ Y tế cho thấy, trong một số nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, tỉ lệ nhiễm H ở một vài nơi lên đến 3,3%. Phát huy “Quả đấm thép” trong dự phòng lây nhiễm H Hiện cả nước có 2.927 tuyên truyền viên đồng đẳng (TTVĐĐ) cho nhóm nghiện chích ma túy, 1.569 TTVĐĐ cho nhóm phụ nữ bán dâm và 198 TTVĐĐ cho nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. So với cùng kỳ năm 2009, số TTVĐĐ cho nhóm nghiện chích ma túy giảm 7,3%, cho nhóm phụ nữ mại dâm giảm 13,4%. Nguyên nhân được xác định là do phần lớn người dân chưa hiểu hết khái niệm về can thiệp giảm tác hại. Nhiều người dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo chưa hiểu đầy đủ về vấn đề này, thậm chí có nơi không hiểu được mục đích của Chương trình Can thiệp dự phòng lây nhiễm là gì. Đặc biệt sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nghiện chích ma túy và người bán dâm, người nhiễm HIV/AIDS, người tái hòa nhập cộng đồng vẫn còn nặng nề. Đây chính là rào cản khiến cho việc trao đổi, phân phát bao cao su (BCS) gặp quá nhiều khó khăn. Mặc dù số xã, huyện triển khai Chương trình BCS được đánh giá là tăng so với năm 2009 là 2.110 xã và 363 huyện, nhưng số BCS được phân phát lại giảm 515.934 chiếc. Đặc biệt tại 35 tỉnh số BCS phân phát giảm 80% điển hình là Trà Vinh, Cà Mau, Sóc Trăng, Đắc Nông. Riêng Chương trình trao đổi bơm kin tiêm (BKT) có khả quan hơn. Đến nay Chương trình này đã được triển khai tại 2.904 xã ở 298 huyện thuộc 60 tỉnh thành phố. Qua đó đã có 78.965 người nghiện chích ma túy nhận được BKT sạch ( trung bình mỗi người được nhận 25 chiếc). Cùng với việc tăng cường công tác phát BCS và BKT sạch cho những nhóm người có nguy cơ cao, năm qua Cục Phòng chống HIV/AIDS cũng đã triển khai việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Đến nay cả nước đã có 9 điểm điều trị Methadone tại 5 tỉnh thành phố: Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Nam Định. Nhờ đó đã có 1.940 bệnh nhân được điều trị bằng Methadone (tăng 2000 bệnh nhân so với năm 2009). Tăng cường hệ thống giám sát và tiếp cận điều trị Thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay 66 phòng xét nghiệm chuẩn ở 43 tỉnh thành phố đã thực hiện 281.715 mẫu máu. 263 phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện tại 54 tỉnh thành phố đã tư vấn cho 90.196 lượt người, trong đó có 87.913 người làm xét nghiệm HIV. Thanh Hóa là địa phương đi đầu trong việc thực hiện mô hình tư vấn xét nghiệm tự nguyện lưu động được đánh giá cao bởi số người được tư vấn nhiều hơn, tiếp cận với các địa bàn vùng sâu, vùng xa tốt hơn... Cùng với những việc trên, công tác điều trị bệnh nhân AIDS, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cũng được chú trọng và mở rộng. Đến nay toàn quốc đã có 315 cơ sở điều trị ARV, trong đó 287 phòng khám ngoại trú người lớn, 117 cơ sở điều trị nhi. Để duy trì và phát huy kết quả đã làm được, Cục Phòng chống HIV/AIDS vẫn tập trung truyền thông thay đổi hành vi trong nhóm người có hành vi nguy cơ cao... đồng thời cung cấp tài liệu truyền thông cho đồng bào vùng sâu, vùng xa... Từ nay đến hết năm 2010, tiếp tục đẩy mạnh chương trình trao đổi BKT, phân phát BCS, tư vấn xét nghiệm tự nguyện, mở rộng mô hình tư vấn xét nghiệm lưu động và duy trì điều trị Methadone tại 9 điểm và thiết lập mới 23 cơ sở điều trị tại 10 tỉnh thành phố. ĐKN Báo Đại Đoàn kết |
▪ Việt Nam – Điểm sáng trong phòng chống HIV/AIDS (22/07/2010)
▪ Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và trợ giúp cộng đồng phòng, chống HIV/AIDS (16/06/2010)
▪ Can thiệp dự phòng HIV cần phải được mở rộng một cách nhanh chóng (10/05/2010)
▪ Đi về phía mặt trời ...(KỳII) (20/04/2010)
▪ Đi về phía mặt trời ... (16/04/2010)
▪ Hãy nhìn nhận các cháu có HIV bằng tình thương và lòng nhân ái để các cháu được hoà nhập cộng đồng (01/04/2010)
▪ Tặng sách : “Sổ tay Hướng dẫn chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng” (16/03/2010)
▪ Lần đầu tiên đưa AIDS vào triển lãm (04/03/2010)
▪ Thanh niên khu vực ASEAN phòng chống HIV (18/02/2010)
▪ Cú sốc bao cao su giả ở Trung Quốc (28/01/2010)