Tuy nhiên, khi đó tay cháu có 1 vết thương nhỏ bị trước đó 2 ngày xung quanh bờ đã kéo mài còn ở giữa thì chưa có màu đỏ. Sau hôm có nguy cơ 17 ngày cháu quay lại và xin được chở cô gái đó đi xét nghiệm. Kết quả là âm tính, đến hôm nay 31 ngày kể từ ngày có nguy cơ, cháu đi xét nghiệm và kết quả cũng âm tính. Vậy xin bác sỹ tư vấn cho cháu về trường hợp của cháu có bị lây nhiễm hiv và các bệnh tình dục khác không? Tỉ lệ lây nhiễm có cao không? Cháu đang rất hoang mang.
Lấy máu xét nghiệm HIV - Ảnh minh họa |
Trả lời:
Chào bạn!
Khi quan hệ tình dục không an toàn thì có thể có các nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, không chỉ riêng HIV mà còn có các bệnh khác như bệnh trùng roi, giang mai, lậu, bệnh hạ cam, herpes, viêm gan B, C.
Đối với HIV, theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục không an toàn một lần khá thấp, chỉ từ 0,01-1%. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan vì vẫn có người chỉ quan hệ tình dục với người nhiễm HIV một lần đã có thể nhiễm HIV.
Thực tế, khi mới nhiễm HIV (giai đoạn sơ nhiễm) gần như không có biểu hiện cụ thể nào, cũng không có triệu chứng đặc hiệu mang tính chỉ điểm HIV. Biểu hiện trong giai đoạn này là nhiễm siêu vi, tương tự biểu hiện của các bệnh nhiễm siêu vi khác như cúm, sốt siêu vi...
Trong khoảng 2-8 tuần sau khi nhiễm HIV, 20% bệnh nhân có biểu hiện của một nhiễm trùng cấp như sốt, đau cơ, đau khớp, vã mồ hôi, mệt mỏi, chán ăn, nôn ói, tiêu chảy, viêm họng, phát ban đỏ ngoài da (xuất hiện ở 50% bệnh nhân), hạch to, lách to. Một số bệnh nhân có biểu hiện thần kinh như viêm não, viêm màng não, viêm dây thần kinh ngoại biên… Các triệu chứng này hiện diện trong vòng 5-10 ngày và tự khỏi hoàn toàn.
Người bệnh trong giai đoạn này mới có sự hiện diện của kháng nguyên trong máu. Phải chờ từ 2 đến 12 tuần sau kháng thể xuất hiện và lúc này mới có thể xác định được bằng các thử nghiệm tầm soát nhiễm HIV thông thường (huyết thanh chẩn đoán). Do vậy, vì không biết mình nhiễm bệnh, người nhiễm HIV rất dễ truyền bệnh cho những người khác trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, các biểu hiện kể trên nằm trong rất nhiều bệnh lý khác nhau và không có triệu chứng nào mang tính khẳng định nhiễm HIV. Theo đó, một người chỉ có thể xác đinh tình trạng nhiễm HIV bằng xét nghiệm.
Về phương diện xét nghiệm HIV, ngành y tế khuyến cáo mọi người cần tham gia xét nghiệm càng sớm càng tốt sau khi có hành vi nguy cơ, chứ không phải chờ cho đến qua thời kỳ cửa sổ 3 tháng. Việc xét nghiệm mang tính sàng lọc nhằm xác minh khả năng người này âm tính từ trước đó 3 tháng, vì về bản chất HIV là căn bệnh mạn tính, và rất khó xác định thời điểm nhiễm thực sự. Mặt khác, đây cũng là cơ hội để người đó tiếp cận với nhân viên tham vấn, được trấn an và hiểu thêm về căn bệnh này.
Hiện nay ngoài xét nghiệm tìm kháng thể, một số trung tâm lớn có cung cấp xét nghiệm PCR tìm kháng nguyên. Phương pháp này có thể phát hiện nhiễm HIV trong giai đoạn sơ nhiễm ,bạn có thể đến các phòng khám ngoại trú HIV dành cho người lớn để được tư vấn và tiến hành xét nghiệm tìm HIV.
BS. Nguyễn Thị Hòa
▪ Những điều thực hư về tính dục và giới (27/07/2016)
▪ Thời gian sống của trẻ nhiễm HIV khi không điều trị? (26/07/2016)
▪ Dạy con từ 1-5 tuổi cách tránh xâm hại tình dục (26/07/2016)
▪ Chia sẻ kinh nghiệm triển khai bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV (25/07/2016)
▪ Cảnh báo: Đời mẹ hút thuốc, đời con vô sinh (21/07/2016)
▪ Hy vọng mới trong cuộc chiến chống AIDS (20/07/2016)
▪ Cảnh báo: bệnh lậu dần trở nên kháng thuốc (18/07/2016)
▪ Có thuốc kích thích dành cho đàn bà hay không? (15/07/2016)
▪ Xâm hại tình dục trẻ em: Những điều bố mẹ đang lầm tưởng (13/07/2016)
▪ Cần một giải pháp riêng để “cứu” người nghiện (12/07/2016)