Thị trường tiêu dùng hàng hiệu Trung Quốc sắp bùng nổ
Các Website khác - 28/09/2005

Theo khảo sát của Ernst&Young, Trung Quốc sẽ tiếm ngôi Mỹ để trở thành thị trường tiêu dùng hàng hiệu lớn thứ 2 thế giới trong vòng một thập niên nữa.

Soạn: AM 565158 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một trung tâm trong vô số trung tâm mua bán hàng hiệu ở Thượng Hải.

Hiện, doanh thu từ mỹ phẩm và thời trang hàng hiệu của Trung Quốc tăng 20% một năm. Dự báo, tới năm 2015, doanh thu của Trung Quốc trên thị trường hàng xa xỉ sẽ chiếm 29% doanh thu toàn cầu. Nhật Bản đang là nước thống lĩnh thị trường thế giới với 41%.

Sự bùng nổ của thị trường hàng cao cấp bắt nguồn từ tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc trong vài năm gần đây. Một tầng lớp giàu có mới, với đặc trưng muốn tiêu tiền và khẳng định bản thân, được sinh ra cùng với sự thịnh vượng của Trung Quốc làm cho thị trường hàng hiệu của nước này trở nên sôi động và ngày càng mở rộng.

Bà Angelica Cheung, tổng biên tập tạp chí Vogue Trung Quốc, cho biết, ''bạn có thể thấy rõ điều này trong các cửa hàng ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Có nhiều người, ăn mặc không đẹp lắm, đi vào các cửa hàng thời trang với một vali đầy tiền và nói: Tôi muốn chiếc này. Đó là hàng gì vậy. Hiệu Italia à? Tôi mua nó''.

Thời điểm này, lượng khách tiêu dùng hàng xa xỉ ở Trung Quốc đang tăng nhanh.

Thượng Hải thiên đường hàng hiệu
Vài năm trở lại đây, khi túi tiền ngày càng rủng rỉnh, nhu cầu khẳng định sự thành đạt ngày càng lớn, người dân Trung Quốc bắt đầu đua nhau sắm thời trang hàng hiệu. Các tên tuối lớn, lâu đời như Armani, Dior, Gucci... đang dần trở thành những thương hiệu quen thuộc đối với một bộ phận phất lên nhanh chóng trong nền kinh tế mở.

Yvonne Han, một trong hai đối tác chính của chuỗi nhà hàng làm ăn rất thành công ở Thượng Hải, là con thiêu thân của hàng hiệu. Khoác trên mình bộ váy của Prada hoặc Gucci, đi xe BMW, sở hữu một căn hộ ở trung tâm thành phố, mức lương 4.000USD/ tháng cộng thêm lợi nhuận kinh doanh, mỗi tháng Yvonne Han chi tới 5.000 USD cho các nhãn hiệu nổi tiếng.

Không giống như Han, một số bạn cô lại khẳng định sự giàu sang bằng những biểu tượng đẳng cấp khác. ''Người châu Âu thích tiêu tiền vào du lịch, hưởng thụ cuộc sống. Tại Trung Quốc, mọi người muốn thể hiện bằng vật chất, như bạn của tôi vậy, anh ta vừa mua một chiếc Porsche 911. Thực ra, có một chiếc Porsche vào thời điểm này là hơi lạc lõng vì mọi con đường ở Thượng Hải luôn đông nghịt song điều đó cho thấy anh ta giàu như thế nào''.

Ngày nay, Trung Quốc có rất nhiều triệu phú và ước tính có khoảng 30 triệu người đủ khả năng mua các mặt hàng xa xỉ. Theo bà Cheung của Vogue, ''nhiều công chức ở các thành phố lớn của Trung Quốc luôn muốn gây ấn tượng với người khác và làm tăng địa vị xã hội của mình qua các món hàng.

Có nhiều cô gái trẻ sẵn sàng dành 2-3 tháng lương để mua một chiếc túi hiệu Louis Vuitton. Họ chỉ là thư ký nhưng chiếc túi hiệu đó cho thấy họ xuất thân từ một gia đình khá giả hay có một bạn trai giàu có. Trong cả 2 trường hợp đó, nó khiến nhiều cô gái khác phải ghen tị''.

Người Trung Quốc và cuộc cách mạng mua sắm
Thượng Hải: Thiên đường hàng hiệu
Phố Đông-Dấu ấn phát triển của Thượng Hải

  • Hoài Linh (Theo BBC)