![]() |
Có rất nhiều yếu tố để bạn phân loại các công việc này, trong đó là: - Làm nhiều giờ không nghỉ - Tiếng nói của nhân viên không được coi trọng trong công ty - Sự thay đổi và không ổn định trong công việc - Nguy hiểm đến tính mạng 1. Nghề bán lẻ Những người làm nghề này đòi hỏi phải có khả năng thuyết phục cao trong giao tiếp. Họ phải làm cho khách hàng hiểu và muốn mua sản phẩm họ giới thiệu. Họ phải chứng minh được sản phẩm họ đang giới thiệu là lựa chọn tốt nhất. Việc phải suy nghĩ để đưa ra những thông tin hấp dẫn về sản phẩm và làm hài lòng mọi đối tượng khách hàng đã là điều khó khăn, vì thế nên với mỗi khách hàng không mua sản phẩm sau đó sẽ khiến họ ngày một cảm thấy áp lực và cho rằng họ không có năng lực. 2. Bác sỹ và y tá Bác sỹ và y tá là người chịu trách nhiệm trực tiếp cho mạng sống của chúng ta, chắc chắn mỗi ngày làm việc đều là áp lực với họ. Họ vừa phải điều trị bệnh nhân đồng thời tiếp cận với các thông tin y học mới nhất. Hơn nữa, công việc này không có giờ làm việc quy định, ngủ ít và ngày nghỉ giới hạn sẽ càng khiến cho tinh thần họ mệt mỏi. 3. Kế toán “Vật lộn” với những con số yêu cầu bạn phải có sự tập trung làm việc cao. Bạn không chỉ cần làm việc với khách hàng về tài chính của họ mà bạn còn phải nhập vào rất nhiều các tài khoản, số liệu thay đổi hằng năm. Hơn nữa bạn còn phải tìm ra các lỗi nhỏ do yếu tố máy móc hoặc những thông số sai, gian lận mà những người khác khó có thể thấy. 4. Giáo viên Đặc biệt với giáo viên tiểu học và trung học, các học sinh ở lứa tuổi này rất khó quản lý và lại rất hiếu động. Bố mẹ của chúng thì thường đổ lỗi cho giáo viên nếu con họ làm điều gì sai vì họ cho rằng chúng còn quá nhỏ để nhận thức được mọi việc. 5. Lính cứu hỏa Lính cứu hỏa lúc nào cũng phải ở trong tình trạng sẵn sàng để có thể phản ứng kịp thời với các trường hợp khẩn cấp. Từ các vụ cháy nhỏ đến các vụ nổ lớn. Và có lẽ điều quan trọng nhất đó là họ phải đối mặt với sự sống chết mỗi khi làm việc vụ, đặc biệt trong những đám cháy lớn, nguy hiểm. 6. Nhà đầu tư chứng khoán Đó là một nghề có thể tạm coi là nhờ vào sự may rủi của thị trường chứng khoán và tài chính. Khi mọi thứ suôn sẻ, bạn sẽ đạt được nhiều thứ nhưng khi tình hình tài chính không tiến triển tốt, không ổn định, bạn không có sự lựa chọn nào khác ngoài thua lỗ. Hơn nữa, nghề này tính cạnh tranh rất cao. Thuỷ Nguyễn Theo MSN
▪ Giúp thanh niên học nghề, lập nghiệp (18/09/2008)
▪ Công bố 9 CIO tiêu biểu năm 2008 (18/09/2008)
▪ Cẩn trọng với “bẫy”... làm thêm (17/09/2008)
▪ Nghề... “đi sớm, về khuya” (17/09/2008)
▪ Xuất khẩu lao động: Vật chất giàu lên, hạnh phúc giảm đi (16/09/2008)
▪ Mẹo trả lời phỏng vấn qua điện thoại (16/09/2008)
▪ Bí quyết quản lý thời hạn công việc hiệu quả (16/09/2008)
▪ Bạn có sẵn sàng thay đổi công việc? (15/09/2008)
▪ Công nhân lao động chưa qua đào tạo chiếm 67% (15/09/2008)
▪ Trường TCN KTNV Tôn Đức Thắng 80% học viên tốt nghiệp có việc làm (15/09/2008)