Ngay sau khi tốt nghiệp ĐH kinh tế Quốc dân, Trần Nam Trung đã có nhiều cơ hội việc làm ở thành phố (bố mẹ còn chuẩn bị sẵn cho một suất đi du học ở nước ngoài) nhưng anh đã quyết trở về quê lập nghiệp.
![]() |
Trần Nam Trung |
Trung sinh năm 1981, tại huyện miền núi Quỳ Hợp, Nghệ An. Cùng trang lứa với Trung ở Quỳ Hợp rất ít người quan tâm việc học do khó khăn về kinh tế. Chưa học hết phổ thông, họ đã rủ nhau lên rừng chặt gỗ hoặc làm thuê cho các lò khai thác thổ phỉ. Trung quyết tâm theo con đường “chữ nghĩa”.
Rời bản làng khoác ba lô lên tàu ra Hà Nội theo học tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trung mang theo bao hy vọng của gia đình.
“Mỗi lần về quê, thấy nguồn tài nguyên của quê hương đang dồi dào, nhưng bà con khai thác bừa bãi, làm Trung có nhiều trăn trở là làm thế nào để đưa nghề khai thác khoáng sản của Quỳ Hợp đi vào quy củ, có hiệu quả và làm sao để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Từ ý tưởng đó, sau khi tốt nghiệp ĐH, Trung đã quyết tâm về quê”. - Trần Nam Trung tâm sự.
Buổi đầu mới tiếp xúc với công việc, Trung gặp không ít khó khăn, bởi việc học lý thuyết nhà trường và thực tiễn cuộc sống cách nhau quá xa. Qua ba năm hoạt động Trung đã trưởng thành rất nhiều.
Hiện nay, Trung đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để gây dựng và thành lập Cty mới từ xưởng sản xuất nhỏ của gia đình, sản phẩm chủ yếu là khai thác quặng thiếc thô, chế biến thiếc tinh, khai thác đá trắng block, đá mài ốp lát, đá hộc xuất khẩu sang Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc…
Mới rồi anh còn đầu tư hơn 12 tỷ đồng để lắp đặt thêm hệ thống dây chuyền mới sản xuất và chế biến thiếc tinh xuất khẩu. Trong ba năm qua, Trần Nam Trung đã đóng góp nhiều vào công việc xoá đói giảm nghèo cho địa phương. Xây dựng 3 nhà tình nghĩa, 2 trường mẫu giáo, đóng góp hàng trăm triệu đồng vào quỹ từ thiện, hỗ trợ các tổ chức hoạt động xã hội địa phương...
Từ một xí nghiệp nhỏ của bố, đến nay Trung đã gây dựng thành một trong những Cty có quy mô sản xuất và chế biến khoáng sản lớn nhất ở vùng miền Tây Nghệ An. Nhờ vậy, mà đã tạo công ăn việc làm thu nhập ổn định cho 300 công nhân, với mức thu nhập 1.500.000 đồng/tháng. Trong số đó chủ yếu là thanh niên vùng núi Quỳ Hợp.
Phan Sáng
▪ Nhờ mây tre... thoát nghèo (25/07/2008)
▪ Tôn vinh 100 công nhân xuất sắc trong lao động sản xuất (25/07/2008)
▪ Vẫn thiếu lao động trung và cao cấp (24/07/2008)
▪ Chàng trai dệt vải... (22/07/2008)
▪ Lãng phí nhân lực xuất khẩu lao động (19/07/2008)
▪ Lỡ việc vì... vốn (19/07/2008)
▪ Quảng Nam: Cá lóc “khủng” nuôi cảnh (18/07/2008)
▪ Bỏ quên nông dân, không thể công nghiệp hóa vững chắc (16/07/2008)
▪ Làm giàu từ “sức tàn” (15/07/2008)
▪ Những người không chịu an phận (14/07/2008)