Cuộc thi nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, đồng thời tiếp tục quảng bá, giới thiệu các mô hình, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về công tác phòng, chống HIV/AIDS.
![]() |
TS Trần Bá Dung, Trưởng Ban Giám khảo, thuộc Hội Nhà báo Việt Nam nhận xét về các tác phẩm tham gia giải báo chí lần thứ IV - Ảnh: Thùy Chi |
Các tác phẩm tham gia phải phản ánh các nội dung theo Quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS. Đặc biệt, giải báo chí toàn quốc về phòng, chống HIV/AIDS lần thứ V khuyến khích các tác giả tập trung phản ảnh những nội dung: Tư vấn xét nghiệm sớm HIV cho người có hành vi nguy cơ cao; Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone; Điều trị sớm HIV và tuân thủ điều trị, lợi ích của điều trị; Các mô hình, kết quả phòng, chống HIV/AIDS khu vực biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; Phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động trong các khu công nghiệp, người di biến động; Bảo hiểm Y tế cho người nhiễm HIV/AIDS; Huy động nguồn lực cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
Các loại hình báo chí được tham dự Giải bao gồm: báo in; báo điện tử; báo nói (phát thanh), báo hình (truyền hình). Mỗi tác giả và nhóm tác giả được gửi tối đa 05 tác phẩm dự phù hợp với yêu cầu và điều kiện đã nêu.
Các tác phẩm tham gia dự phải bảo đảm chính xác, tính thuyết phục cao, được các phương tiện thông tin đại chúng trong nước (do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép) đăng tải, phát sóng từ ngày 01/01/2015 đến hết ngày 30/9/2016.
Tác phẩm phải là sáng tạo lần đầu của tác giả. Nếu sao chép, vi phạm bản quyền tác giả thì tác giả phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mỗi bài viết không quá 2.500 từ. Một tác phẩm không quá 05 kỳ, mỗi kỳ không quá 2500 từ đối với báo in và báo điện tử, không quá 60 phút/kỳ đối với báo nói và báo hình.
Ban tổ chức không xét các tác phẩm mang tính hư cấu (thơ, truyện, tranh vẽ, tiểu phẩm, câu chuyện văn nghệ, kịch truyền hình).
▪ 5.862 vị trí việc làm cần ứng viên (11/06/2016)
▪ Hơn 10.000 việc làm tại ngày hội việc làm phụ nữ (10/06/2016)
▪ Cơ hội học nghề miễn phí cho cộng đồng LGBT (02/06/2016)
▪ Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tuyển viên chức (27/05/2016)
▪ TPHCM: Điều chỉnh phân bổ người nghiện ma túy vào các cơ sở xã hội (12/05/2016)
▪ 661 người bán dâm, người sau cai được vay vốn tạo việc làm (09/05/2016)
▪ Đào tạo nghề miễn phí cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn (07/05/2016)
▪ “Nữ bác sĩ thép” ở Hoàng Sa (03/05/2016)
▪ Ban hành Khung chương trình đào tạo về tư vấn điều trị nghiện ma túy (29/04/2016)
▪ Cô gái Việt làm tiếp viên hàng không và bí mật về nghề sang chảnh (26/04/2016)