Theo các cơ quan chuyên môn, biện pháp cho người sau cai tái hòa nhập cộng đồng (NSCTHNCĐ) chính là tạo cho họ việc làm, hòa nhập trở lại với xã hội, tránh thời gian nhàn rỗi. Đến nay, giải pháp này dù được đặc biệt quan tâm, song vẫn tồn tại nhiều rào cản.
“Lá chắn” trước tiên là do chính người trong cuộc. Phần lớn khi THNCĐ, họ đều gặp vấn đề về sức khỏe, khó tiếp cận công việc. Đây là thành phần gần như không có tay nghề nghiệp. Đã vậy, khi được tạo điều kiện vay vốn để học nghề, tạo việc làm thì họ không thiết tha.
Tâm lý chung chỉ muốn được hỗ trợ vốn mua xe gắn máy làm nghề xe ôm, kiếm tiền nhanh, nhưng đây lại là một trong những con đường dễ tái nghiện nhất! Từ thực tế này mà vừa qua, một tổ chức quốc tế, thông qua Ủy ban Phòng chống AIDS TP HCM (UBPCAIDS) tài trợ 100 suất học nghề cho NSCTHNCĐ. Song suốt thời gian dài “chiêu sinh”, chỉ có 10 người chịu nhận chương trình.
Nhị Xuân. Ảnh: Y.Trinh /TuoitreOnline)
Bà Nguyễn Thị Tường Vi, cán bộ UBPCAIDS, cho biết: Mong muốn của người sau cai gần như giống nhau, là làm việc nhẹ mà nhận lương cao, còn vay tiền để học nghề không được họ ủng hộ. Người trong cuộc, anh N.T.Tuấn, huyện Bình Chánh, cũng thừa nhận rằng rất ít người như anh, sau khi ở trường về vượt qua được mặc cảm và chịu mất thời gian để học việc, tìm việc. Với mức lương hai triệu đồng một tháng của công nhân xi xe như anh, không phải người sau cai nào cũng chấp nhận.
Cùng với khó khăn từ chính mình, người sau cai còn gặp phải rào cản của đơn vị thực thi chính sách. “Có chính sách cho vay vốn, nhưng khi làm thủ tục rồi thì địa phương cứ hứa rồi hẹn, làm mất lòng tin”, một người đang chờ vay vốn theo chương trình cho biết. Về điều này, bà Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Trưởng Phòng LĐ-TB-XH quận 12 - giải thích: "Nhiều trường hợp gia đình người hồi gia trước đây đã có vay vốn, giờ có thêm NSCTHNCĐ trở về, lại tiếp tục vay nên chính quyền không biết xử lý như thế nào. Chưa kể việc thu hồi vốn với khoản cho vay này rất khó khăn. Vì đã gặp nhiều trường hợp nợ quá hạn dẫn đến mất trắng, nên bây giờ địa phương rất e ngại. Từ đó, việc né hay hoãn cho vay vốn với người hồi gia vô hình trung là lý do… chính đáng".
Lãnh đạo nhiều địa phương có người hồi gia với số lượng lớn cho biết: Thực tế con số người sau cai có việc làm hiện nay chỉ là… số báo cáo. Để giải quyết việc làm cho NSCTHNCĐ ổn định, phải đánh giá được nguy cơ tái nghiện, nhu cầu việc làm, để từ đó định hướng việc dạy nghề. Riêng nguồn vốn hỗ trợ đến nơi cho nhóm người này, nếu không “xác nhận” đúng địa chỉ, lồng ghép với các chương trình an sinh xã hội, thì nguy cơ không thu hồi được vốn rất cao.
▪ Giảm giờ lý thuyết trong CT đào tạo ngành Công tác xã hội (22/03/2010)
▪ Tuyên truyền viên đồng đẳng trong phòng chống HIV/AIDS: “Nghề đặc biệt” (13/01/2010)
▪ Hỗ trợ người sau cai nghiện và nhiễm HIV/AIDS có việc làm ổn định (28/09/2009)
▪ Trung tâm Giáo dục & Dạy nghề thiếu niên TPHCM- Nơi mở lối vào đời (12/09/2009)
▪ Thị trường lao động có dấu hiệu phục hồi (11/08/2009)
▪ CÁC CẤP CĐ TPHCM : Nhiều hoạt động hỗ trợ CN bệnh hiểm nghèo (26/05/2009)
▪ Làm “bà mối” cho công nhân (28/04/2009)
▪ Chi cục Phòng chống Tệ nạn Xã hội thành phố Cần Thơ tổ chức dạy nghề và hỗ trợ vốn cho người hoàn lương và NCH. (21/04/2009)
▪ Ai sẽ giành được mức lương 100 ngàn USD/6 tháng? (18/04/2009)
▪ Vỡ mộng làm ca sĩ (18/04/2009)