![]() |
Tư vấn điều trị thuốc kháng virus HIV bằng ARV cho người nhiễm. Ảnh: Thùy Chi |
Bác sĩ Trần Mỹ Hạnh, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh An Giang cho biết: Điều trị ARV có thể làm chậm sự tiến triển hoàn toàn của AIDS trong nhiều năm, làm giảm nguy cơ lây truyền và làm tăng chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, 8 tháng đầu năm, đã có 81 bệnh nhân bỏ trị ARV, 52 bệnh nhân tử vong.
Số liệu thống kê của Trung tâm cũng cho thấy, tính đến tháng 5/2016, số bệnh nhân HIV/AIDS mới phát hiện và quản lý cùng kỳ có dấu hiệu giảm, tỷ lệ nhiễm HIV ở nam giới chiếm 64%, nữ giới chiếm 36%. Đường lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn chiếm 85%. Tuy nhiên, tình hình dịch HIV vẫn đang tập trung trong nhóm có hành vi nguy cơ cao (người nghiện ma túy, lao động tình dục, nam quan hệ tình dục đồng giới, bạn tình của người nhiễm HIV/AIDS).
Do đó, để tiếp tục giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm mới HIV, đặc biệt trong nhóm nguy cơ cao, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng tránh HIV/AIDS, trong đó chú trọng chăm, sóc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS bằng thuốc kháng virus. Bộ Y tế đã ban hành văn bản hướng dẫn về việc áp dụng tiêu chuẩn điều trị mới HIV/AIDS. Điểm mới của tiêu chuẩn điều trị ARV là việc mở rộng tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV ở người lớn và trẻ em. Đây là bước tiến quan trọng, tạo điều kiện cho nhiều bệnh nhân được tiếp cận sớm với việc điều trị ARV, tăng hiệu quả điều trị, hướng đến mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020. Điều này phù hợp với các công bố khoa học gần đây, trong đó nhấn mạnh vai trò tích cực của điều trị ARV sớm trên người nhiễm HIV, mang lại hiệu quả tích cực hơn.
ARV là thuốc kháng virus HIV, loại thuốc được chế ra làm giảm sự sinh sôi nảy nở của HIV trong cơ thể. Nếu điều trị ARV hiệu quả thì có thể làm chậm sự tiến triển hoàn toàn của AIDS trong nhiều năm, làm giảm nguy cơ lây truyền và làm tăng chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS. Mục đích điều trị ARV nhằm ngăn chặn tối đa và lâu dài quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể; phục hồi chức năng miễn dịch. Bệnh nhân điều trị ARV sớm sẽ được nhiều lợi ích: Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đến HIV; giảm mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội; dự phòng lây truyền HIV từ người nhiễm sang người khác; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con…là biện pháp giảm chi phí hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện nguồn viện trợ từ các tổ chức quốc tế và kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ngày càng bị cắt giảm nên không bảo đảm cho các hoạt động can thiệp được mở rộng và tiếp cận được đến các đối tượng có hành vi nguy cơ cao.
Trước thực trạng trên, An Giang đang cố gắng xây dựng, củng cố mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS từ tỉnh đến xã, phường. Bên cạnh đó, duy trì ổn định mạng lưới quản lý, chăm sóc, tư vấn; triển khai gói chăm sóc toàn diện cho người nhiễm HIV và cung cấp các dịch vụ hiệu quả về chăm sóc và điều trị HIV/AIDS bao gồm: Điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị ARV, điều trị Lao/HIV, điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Đồng thời, mua bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị khi các dự án ngưng tài trợ; tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS…
▪ Bắc Ninh: Quan tâm ‘đặc biệt’ trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (19/10/2016)
▪ Điện Biên: Triển khai hiệu quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS (18/10/2016)
▪ TPHCM: Báo động tái gia tăng trẻ lây nhiễm HIV từ mẹ (18/10/2016)
▪ Đổi mới truyền thông phòng, chống AIDS cho đồng bào dân tộc (17/10/2016)
▪ USAID SHIFT hỗ trợ Nghệ An đạt mục tiêu 90-90-90 (14/10/2016)
▪ Ứng phó với tình trạng gia tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ cao (13/10/2016)
▪ Tăng cường phản ánh tình hình dịch HIV/AIDS tại địa phương (12/10/2016)
▪ Ký ức về thời kỳ đầu phòng, chống AIDS ở Việt Nam (10/10/2016)
▪ Những điều chưa biết về sex toys (10/10/2016)
▪ Yên Bái: Kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (08/10/2016)