![]() |
Chăm sóc, điều trị cho trẻ nhiễm HIV |
Năm 2015, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai xây dựng thí điểm mô hình “Cung cấp, kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS” tại 2 xã Ngọc Xá và Đào Viên (Quế Võ). Tham gia mô hình có 80 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; trong đó có 8 trẻ nhiễm; 15 trẻ mồ côi vì cha mẹ nhiễm HIV/AIDS, 28 trẻ sống cùng người nhiễm HIV/AIDS; 29 trẻ là con của người sử dụng ma túy, lao động tình dục… Trong năm 2016, mô hình tiếp tục được triển khai nhân rộng tại 2 phường Võ Cường và Đáp Cầu, thành phố Bắc Ninh.
Mục đích chính của việc xây dựng mô hình là nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và mọi người dân về phòng ,chống HIV/AIDS cho trẻ em, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại cộng đồng; kết nối các dịch vụ chăm sóc trẻ em, trong đó tập trung các hoạt động tư vấn, chăm sóc tại gia đình và cộng đồng, lồng ghép một số dịch vụ xã hội cần thiết đối với nhóm trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, chăm sóc giáo dục, tránh kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; nâng cao chất lượng sống của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thông qua tăng cường hệ thống dịch vụ xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu toàn diện của trẻ.
Bà Nguyễn Thị Kiều Hương, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh cho biết, để việc triển khai mô hình đạt hiệu quả tại cộng đồng, Sở đã tổ chức 6 lớp tập huấn kiến thức cho 180 lượt người là thành viên Ban điều phối các cấp huyện, xã và cộng tác viên của các xã, phường; 10 hội nghị truyền thông, tư vấn, sinh hoạt nhóm cho trên 1.000 lượt trẻ em, cha mẹ và người chăm sóc trẻ hướng dẫn nhu cầu chăm sóc trẻ, không phân biệt đối xử và chống kỳ thị đối với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Bên cạnh đó, các quy định pháp luật, chính sách có liên quan đến trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cũng được tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh của địa phương theo định kỳ hàng tháng.
Để công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, đặc biệt là trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nói riêng có hiệu quả, phải phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị với sự tham gia đông đảo của các cấp, các ngành, của người dân với mục tiêu phòng ngừa là chính, tuyên truyền giáo dục nêu cao nhận thức là cơ bản. Muốn như vậy, cần phải hoàn thiện bộ máy cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp và mạng lưới cộng tác viên, đặc biệt là nêu cao nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền, cộng đồng, cán bộ giáo viên và bản thân trẻ em về công tác này.
▪ Điện Biên: Triển khai hiệu quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS (18/10/2016)
▪ TPHCM: Báo động tái gia tăng trẻ lây nhiễm HIV từ mẹ (18/10/2016)
▪ Đổi mới truyền thông phòng, chống AIDS cho đồng bào dân tộc (17/10/2016)
▪ USAID SHIFT hỗ trợ Nghệ An đạt mục tiêu 90-90-90 (14/10/2016)
▪ Ứng phó với tình trạng gia tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ cao (13/10/2016)
▪ Tăng cường phản ánh tình hình dịch HIV/AIDS tại địa phương (12/10/2016)
▪ Ký ức về thời kỳ đầu phòng, chống AIDS ở Việt Nam (10/10/2016)
▪ Những điều chưa biết về sex toys (10/10/2016)
▪ Yên Bái: Kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (08/10/2016)
▪ Ra mắt Kênh Hợp tác Hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS (07/10/2016)