Tại hội nghị này, các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc sẽ thảo luận, đi đến thống nhất về một bản Tuyên bố Chính trị nhằm Kết thúc đại dịch AIDS. Một trong những nội dung quan trọng của Tuyên bố này là “Dồn tổng lực cho phòng, chống AIDS” trong 5 năm tới để đạt được “Mục tiêu 90-90-90” vào năm 2020, có nghĩa là 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% số người này được điều trị ARV; và 90% số người được điều trị ARV duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế. Để thực hiện được mục tiêu này, xét nghiệm phát hiện HIV phải được tăng cường, điều trị ARV phải được mở rộng, đồng thời tiếp tục duy trì các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV, xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV tại các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc để toàn thế giới vững bước trên con đường chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030. Thứ trưởng Bộ Y tế, GS. TS. Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: “Để kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030, vấn đề quan trọng là không một người dân nào bị bỏ lại phía sau. Mỗi con người, mỗi quốc gia đều phải được chú trọng, quan tâm, sát cánh bên nhau, cùng đưa ra những cam kết chính trị mạnh mẽ và nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế sẽ là những minh chứng về thành công của công cuộc phòng, chống HIV/AIDS”.
Là quốc gia đầu tiên ở Châu Á-Thái Bình Dương hưởng ứng Mục tiêu 90-90-90 của Liên hợp quốc, với những thành tựu to lớn đã dành được trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, Việt Nam có thể chia sẻ những kinh nghiệm của mình, góp nên tiếng nói rất quan trọng tại Hội nghị cấp cao này. Tính đến năm 2015, Việt Nam ước tính có hơn 250.000 người nhiễm HIV còn sống. Số nhiễm HIV mới được phát hiện trong năm 2015 là 12.000 người, giảm gần 2/3 so với mức đỉnh điểm vụ dịch vào năm 2007. Tính đến cuối năm 2015, đã có tới hơn 105.000 người nhiễm đã được điều trị ARV, tăng gấp 30 lần so với năm 2005, tuy nhiên mới chỉ chiếm 46% tổng số người nhiễm HIV tại Việt Nam. Việt Nam cũng đã thí điểm và triển khai nhiều sáng kiến mới như “Điều trị 2.0” thông qua việc đơn giản hóa, phân cấp điều trị ARV và đưa xét nghiệm HIV xuống cộng đồng do chính các tổ chức dựa vào cộng đồng thực hiện. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đi đầu thực hiện những sáng kiếm mới trong phòng, chống HIV khi nhiều quốc gia khác còn chưa áp dụng. TS. Kristan Shoultz, Giám đốc UNAIDS Việt Nam cho biết. “Chúng tôi tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo chính trị mạnh mẽ để dồn tổng lực đẩy nhanh tiến độ phòng, chống dịch AIDS và góp phần tạo dựng một thế giới mới, ở đó AIDS sẽ không còn là mối nguy hại cho sức khỏe của người dân.”
▪ Can thiệp giảm tác hại cho người bán dâm không phải là cổ súy cho mại dâm (09/06/2016)
▪ Thay ma túy bằng bột ca cao tại các bữa tiệc tùng (08/06/2016)
▪ Các khuyến nghị về luật và dịch vụ y tế cho người chuyển giới (07/06/2016)
▪ Tìm hiểu về lá Khát - lá cây gây nghiện (07/06/2016)
▪ Sẽ tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ y tế từ tháng 8/2016 (06/06/2016)
▪ Hà Tĩnh: Tăng cường độ bao phủ các dịch vụ điều trị HIV/AIDS chất lượng (06/06/2016)
▪ Đẩy nhanh tiến độ mở rộng khám chữa bệnh BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS (04/06/2016)
▪ Gỡ khó để 90% người Việt có thẻ bảo hiểm (03/06/2016)
▪ Mở rộng tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai (02/06/2016)
▪ Nhiều tỉnh, thành tích cực hưởng ứng Tháng cao điểm dự phòng (02/06/2016)