![]() |
Ảnh minh họa |
ThS.BS Đặng Thị Vân Trang, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, một nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình phơi nhiễm và hiệu quả của phòng ngừa sau phơi nhiễm cho thấy, từ năm 2014-2016, có tất cả 191 trường hợp nhân viên y tế của Bệnh viện Chợ Rẫy bị phơi nhiễm với máu và dịch tiết từ người bệnh. Trong số đó có 43 bác sĩ, 55 điều dưỡng, 8 kỹ thuật viên, 73 sinh viên chuyên ngành điều dưỡng, 12 nhân viên làm sạch.
Đáng chú ý, BS Vân Trang cho biết, trong số 191 nhân viên y tế bị phơi nhiễm thì phơi nhiễm trên bệnh nhân HIV dương tính chiếm 9,9%; không rõ nguồn gốc chiếm 8,4%. Các trường hợp phơi nhiễm xảy ra chủ yếu là do kim hoặc dao đâm (chiếm 85,4%).
Bên cạnh đó, nhiều nhân viên y tế bị phơi nhiễm do máu và dịch tiết bắn vào mắt. Nhân viên y tế có thể bị phơi nhiễm từ những thao tác nhỏ nhất như tiêm truyền, rút máu, đậy nắp kim, hủy kim, thao tác phẫu thuật và thu gom rác. Chỉ cần một thao tác bất cẩn hoặc không tuân thủ phòng hộ theo quy định cũng có thể khiến nhân viên y tế bị phơi nhiễm.
▪ Hà Nội: Tệ nạn mại dâm đã được kiềm chế (22/04/2017)
▪ Bộ Công an tăng cường trấn áp, truy nã tội phạm (18/04/2017)
▪ Cam kết chẩn đoán, chăm sóc và điều trị HIV (12/04/2017)
▪ Báo động về ‘cơn sốt’ Fentanyl (11/04/2017)
▪ Kết hợp gia đình, chính quyền trong hỗ trợ người cai nghiện (07/04/2017)
▪ Lào thăm quan, học tập cách chăm sóc, điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam (04/04/2017)
▪ Diễn đàn đa phương đặc biệt quan trọng về phòng, chống và kiểm soát ma túy (03/04/2017)
▪ Hiệu quả trong thực hiện chính sách phòng, chống HIV/AIDS (31/03/2017)
▪ Tiên phong ứng dụng khoa học mới trong điều trị nghiện (30/03/2017)
▪ Đối thoại chính sách thực hiện pháp luật về HIV/AIDS, ma túy và mại dâm (30/03/2017)