![]() |
Ảnh minh họa |
Virus HIV rất dễ lây lan và tỉ lệ nhiễm HIV nhiều nhất được xem là qua đường tình dục. Trung tâm Kiểm soát và Phòng, chống dịch bệnh (CDC) cho biết, cứ 8 người nhiễm HIV thì trong đó có 1 người không biết mình mang trong mình loại virus gây ra căn bệnh thế kỷ. Do đó, người này chính là tác nhân nguy hiểm có thể lây lan loại virus này cho người khác.
Cũng trong khoảng thời gian này, do chưa có sự hiểu biết đúng đắn về nguy hiểm của virus HIV nên rất nhiều bệnh nhân và bác sĩ trong các trung tâm y tế nhỏ có khả năng cao bị phơi nhiễm HIV. Trước thực tế cấp bách đó, thay vì tìm ra phương thuốc khắc chế được virus, các nhà khoa học lại cho rằng, thứ cần thiết nhất lúc bấy giờ là một quy trình chuẩn giúp phát hiện những người bị lây nhiễm HIV. Quy trình đó đòi hỏi phải nhanh chóng, chính xác, đơn giản và quan trọng nhất là phải rẻ tiền, để có thể dễ dàng thực hiện được ở những quốc gia nghèo đói Châu Phi, nơi được coi là cái nôi của virus HIV.
May mắn cho các nhà khoa học lúc bấy giờ, việc tìm ra virus HIV trong máu của người bệnh rất đơn giản do cấu tạo và cách thức phá hủy bạch cầu của virus HIV khá lộ liễu. Ngay lập tức, một quy trình xét nghiệm HIV chuẩn được cho ra đời, nhưng ban đầu họ không thể phân biệt được HIV và AIDS. Vì vậy, trong thời gian đầu quy trình này được sử dụng để tìm virus HIV trong máu của những người hiến máu, giúp ngăn chặn việc lây lan HIV qua đường truyền máu.
Cũng trong thời gian này, do sự thổi phồng của giới truyền thông, những người nhiễm HIV thường bị phân biệt đối xử thậm tệ. Mặc dù, con đường lây lan của virus HIV là rất dễ để phòng tránh, nhưng thậm chí vẫn tồn tại sự kì thị và cẩn trọng thái quá. Vậy nên, quy trình xét nghiệm HIV trong quá trình truyền máu được đưa vào sử dụng để xét nghiệm trực tiếp trên người. Chính phủ Mỹ sau đó đã yêu cầu những nhóm người ở nguy cơ cao như những người nghiện, gái bán dâm, những người da đen, dân trí thấp phải tham gia xét nghiệm HIV mỗi năm một lần.
Ở giai đoạn đầu của bệnh nhân, người bệnh vẫn lao động và sinh hoạt như thường, nhưng đến khi chuyển đến giai đoạn cuối, nghĩa là mắc bệnh AIDS, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân yếu đến nỗi người bệnh có thể chết chỉ vì một vết nhiễm trùng đơn giản. Bản thân virus HIV không gây chết người, nhưng nó lại phá xập hệ miễn dịch của cơ thể người khiến người bệnh dễ dàng bị hạ gục bở những bệnh đơn giản.
Hiểu được điều đó, các nhà khoa học Mỹ đã tìm cách kéo dài thời gian nhiễm HIV của bệnh nhân và sử dụng các loại thuốc cải thiện hệ miễn dịch ở người hay còn gọi tắt là AZT, giúp thời gian sống của bệnh nhân được cải thiện.
▪ Thái Bình: Gia tăng số vụ ma túy, mại dâm (02/08/2016)
▪ Nguy cơ gia tăng lây nhiễm HIV vì... ‘chiến thuật” bao cao su (01/08/2016)
▪ Phấn đấu bảo đảm bền vững kết quả phòng, chống HIV/AIDS (01/08/2016)
▪ Bệnh nhân AIDS có nguy cơ rất cao bị tử vong do các ung thư không liên quan đến AIDS (29/07/2016)
▪ Thực trạng đồng nhiễm HIV và HBV, HCV (29/07/2016)
▪ Mỹ hỗ trợ Việt Nam phòng, chống HIV/AIDS bền vững (28/07/2016)
▪ Sơn La: Thách thức lớn trong việc hoàn thành mục tiêu 90-90-90 (27/07/2016)
▪ Vĩnh Long: Gần 1.760 được tiếp cận Dự án VAAC-US.CDC (27/07/2016)
▪ Sơn La: Thay đổi hành vi tại các thôn bản khu vực biên giới nguy cơ cao (26/07/2016)
▪ “Bạo lực ảo” đang làm hại trẻ em (26/07/2016)