Áp lực tăng giá đầu vào Là dòng máu của hoạt động sản xuất, nên xăng dầu tăng giá đã trực tiếp tác động đến hoạt động và giá thành của các doanh nghiệp, đặc biệt là những lĩnh vực sử dụng nhiều xăng dầu.
Đề cập đến tác động tăng giá xăng dầu đến ngành nhựa, ông Nguyễn Văn Hùng - Phó Tổng giám đốc Cty nhựa VN (Vinaplast) - cho biết: Nguyên liệu đầu vào của ngành nhựa chịu ảnh hưởng rất lớn từ giá dầu thế giới. Ngay sau khi giá dầu lên tới 72USD/thùng thì nhựa nguyên liệu đã tăng thêm 15%, đẩy giá thành sản phẩm của ngành nhựa tăng vọt. Tuy nhiên, đầu ra của ngành nhựa vẫn chưa được ai chấp nhận tăng giá. Tình trạng này đã kéo dài liên tục trong 3 năm vừa qua, khi giá dầu thế giới biến động. Ông Hùng còn cho biết thêm: "Chúng tôi vừa giải quyết vấn đề tăng giá bán với khách hàng để thích ứng với đợt biến động giá dầu lần trước thì giá nguyên liệu lại tăng lên tiếp. Chính bởi sức ép đầu vào tăng giá, trong khi đầu ra giá bị khống chế, nên hoạt động kinh doanh của ngành nhựa ngày càng rất khó khăn nếu chưa có mặt bằng giá mới". Còn với ngành công nghiệp kính, ông Trần Đức Tâm - Phó Tổng giám đốc Cty TNHH kính nổi VN (VFG) - nói: "Giá dầu madút tăng từ 5.200đ/kg lên 5.500đ/kg đã làm cho chi phí giá thành của sản phẩm kính tăng theo, bởi tiêu hao nhiên liệu chiếm tới 48,8% giá thành, nhưng DN phải chấp nhận, chưa tăng giá kính lên được". Cũng theo ông Tâm, cả "làng" kính năm nay vô cùng mệt mỏi về chuyện giá đầu vào lên rất cao, trong khi đầu ra chưa được thị trường chấp nhận. Lượng kính tồn kho của VFG chưa bao giờ nhiều như hiện nay mà chưa có biện pháp giải quyết. Ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép - cho biết: Dù trước mắt, các DN thép không tăng giá vì tác động của xăng dầu, nhưng cũng đang phải đối phó với việc giá phôi thép nhập khẩu tăng từ 20 - 30USD/tấn, sẽ tác động mạnh tới giá thép trong tháng 5. Chúng tôi ước tính, với mức tăng 1.500 đồng/lít xăng và 400 đồng/lít dầu diesel, cộng với các chi phí đầu vào khác cũng tăng do tác động trực tiếp của giá xăng dầu, trong năm nay chi phí đầu vào trong sản xuất than sẽ tăng khoảng 120 tỉ đồng. Do thực tế giá than bán trong nước hiện thấp hơn giá thành sản xuất, nên mức tăng chi phí 120 tỉ đồng sẽ càng khiến sự chênh lệch giá trên lớn hơn và ngày càng khó cân đối. Trong những năm trước đây (2004 và 2005), do tác động tăng của các chi phí đầu vào, chúng tôi liên tiếp kiến nghị Bộ Tài chính cho phép điều chỉnh giá bán than. Phương án điều chỉnh giá than sau đó được lùi lại và dự kiến sẽ được thực hiện trong năm 2006. Với đợt tăng giá xăng dầu mới này, việc phải thực hiện điều chỉnh giá than là nhu cầu cấp thiết. Cũng theo ông Hiệp, đợt tăng giá xăng dầu lần này Cty ximăng Hà Tiên II bị ảnh hưởng nặng hơn cả, do đốt lò chủ yếu bằng dầu. Sắp tới, Hà Tiên II và một số nhãn hiệu ximăng tại miền Trung cũng sẽ điều chỉnh giá để bù đắp chi phí. Hiện VNCC chủ trương điều chỉnh giá bán ximăng một cách hợp lý, tuỳ theo sức mua của thị trường ở từng khu vực để vẫn bảo đảm cạnh tranh lành mạnh với các đối tác khác trên thị trường. VNCC cũng đang trình Chính phủ lộ trình tăng giá ximăng trong thời gian tới, tuy nhiên chưa được Chính phủ chấp thuận. Nhóm PV Kinh tế
|
▪ Phân công Uỷ viên Bộ Chính trị và Bí thư T.Ư Đảng khoá X (09/05/2006)
▪ Cái chỗ tiếp dân (09/05/2006)
▪ Chống chọi trong cơn lốc giá (09/05/2006)
▪ Thủ tướng Phan Văn Khải sẵn sàng bàn giao chức vụ (06/05/2006)
▪ Cải tổ Liên Hợp Quốc? (07/05/2006)
▪ Tốc độ (08/05/2006)
▪ Vượt lên trên vùng khó (07/05/2006)
▪ Tư tưởng Marx đã làm thay đổi lịch sử nhân loại (06/05/2006)
▪ Cần luật hoá phản biện xã hội (06/05/2006)
▪ 30% và 70% (05/05/2006)