(VietNamNet) - Ông Sivakant Tiwari, trưởng nhóm chuyên gia về sở hữu trí tuệ (IPEG) cho biết, nhóm này đang thảo luận các hỗ trợ cụ thể dành cho các nước đang phát triển, trong đó có VN nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Theo ông này, VN cùng 5 nền kinh tế đang phát triển khác trong khối APEC sẽ được hưởng lợi từ dự án với kinh phí từ APEC và các nền kinh tế phát triển khác.
![]() |
Ông Tiwanari, Trưởng nhóm chuyên gia về sở hữu trí tuệ: APEC sẽ có hỗ trợ cụ thể cho VN nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Ảnh: Phan Lâm |
Cuộc họp nhóm các chuyên gia về sở hữu trí tuệ lần thứ 22 diễn ra trong tuần lễ Hội nghị các quan chức cao cấp APEC (SOM1) vừa kết thúc. Đây là lần đầu tiên một cuộc họp về Quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ APEC được tổ chức tại Việt Nam.
Các vấn đề được ưu tiên trong thảo luận nhóm IPEG là: sở hữu trí tuệ cùng các vấn đề liên quan tới WTO, thúc đẩy thương mại và đầu tư, đưa ra các sáng kiến và các quy chuẩn về minh bạch trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Ông Sivakant Tiwari cho biết mục tiêu của nhóm IPEG là nhằm giúp 21 nền kinh tế thành viên APEC hoàn thiện hơn việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ của mình.
Đã có những tiến bộ tại Việt Nam
Ông Stephen M. Pinkos trợ lý Bộ trưởng Hoa Kỳ về Thương mại và Sở hữu trí tuệ, thành viên nhóm IPEG nhận xét đã có những tiến bộ tại Việt Nam trong việc xây dựng luật bản quyền và các cơ sở pháp lý cho bảo hộ kiểu dáng, thương hiệu và các vấn đề khác liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Ông Pinkos cho rằng, "tạo dựng hệ thống luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là điều rất quan trọng, bước quan trọng tiếp theo là thực thi và phổ biến cho công chúng quyền khiếu kiện khi sản phẩm đăng ký của họ bị vi phạm".
Cũng theo ông Pinkos, các thông tin và kinh nghiệm chia sẻ từ các nền kinh tế phát triển trong APEC s
ẽ hỗ trợ cho những nỗ lực của Việt Nam khi gia nhập WTO."Về phía Hoa Kỳ, khi tham gia đàm phán, đại diện thương mại USTR sẽ phân tích các chuyển biến và hoạt động liên quan của các nước tham gia đàm phán", ông Pinkos nói.
Vấn đề từ nhận thức của chủ sở hữu
Chia sẻ những khó khăn trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, bà Lê Thu, chuyên viên về sở hữu trí tuệ, Tổng cục Hải quan, thành viên nhóm IPEG cho biết vấn đề lớn nhất là sự chủ động của chủ sở hữu trong việc khiếu kiện. Có những chủ sở hữu chưa quan tâm hay chưa đầu tư thích đáng trong việc bảo vệ sản phẩm của mình.
Khó khăn tiếp theo là vấn đề cập nhật thông tin để ngăn ngừa và phát hiện gian lận. Theo bà Lê Thu, tại các nước phát triển, hệ thống thông tin được đầu tư mạnh và cập nhật liên tục hỗ trợ cho việc bảo hộ sở hữu trí tuệ. Khả năng nhận biết sản phẩm cũng là một hạn chế, công nghệ ngày càng phát triển hàng rởm và hàng nhái ngày càng được sản xuất tinh vi hơn, không thể nhận biết được bằng mắt thường.
Bà Thu cho biết, Tổng cục hải quan đang có các chương trình đào tạo trong và ngoài nước cho các cán bộ chuyên tách về sở hữu trí tuệ.
Phan Lâm
▪ Ra mắt câu lạc bộ hàng không phía bắc (24/02/2006)
▪ Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế (24/02/2006)
▪ Xây dựng nền y học hiện đại, khoa học, dân tộc (24/02/2006)
▪ Kiều bào góp ý kiến vào Dự thảo Báo cáo chính trị trình Ðại hội Ðảng lần thứ X (24/02/2006)
▪ Quan hệ Việt Nam - Indonesia sẽ có bước phát triển mạnh mẽ (24/02/2006)
▪ Giữ vững, tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng (24/02/2006)
▪ Quảng Nam: Phát hiện hai xe ô tô khách chở vượt gấp đôi số hành khách cho phép (24/02/2006)
▪ Lỗ hổng thanh tra (24/02/2006)
▪ 120 hồ chứa nước mất an toàn trong mùa lũ (24/02/2006)
▪ Giải pháp cấp bách (24/02/2006)