Đê biển ở Nam Định bị sạt lở sau bão số 7. Ảnh: Anh Tuấn |
Cục trưởng Quản lý đê điều Đặng Quang Tính nhận định, năm nay tình hình bão lũ tiếp tục căng thẳng như năm 2005. Đê biển Việt Nam có nguy cơ vỡ nếu gặp lại cơn bão số 7 xảy ra cuối tháng 9/2005 với sức gió giật cấp 12.
Chương trình nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Chính phủ cách đây 3 năm, với tổng kinh phí 10.000 tỷ đồng. Qua nhiều lần chỉnh sửa, đến nay đề án vẫn chưa được phê duyệt. "Nếu được kiên cố, kết hợp với trồng rừng phòng hộ thì chắc chắn không xảy ra hiện tượng vỡ đê như năm vừa qua", ông Tính khẳng định.
Nâng cấp đảm bảo an toàn hệ thống đê điều cũng là 1 trong 12 nhiệm vụ trọng tâm năm 2006 của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương. Theo Trưởng ban Lê Huy Ngọ, năm 2006 sẽ tiếp tục xây dựng cụm tuyến dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long; xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển; phòng tránh lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc; xây dựng mới các hồ chứa để cắt lũ...
Năm 2005 được đánh giá là có nhiều thiên tai, diễn ra dồn dập và bất thường. Dông, lốc xoáy, mưa đá xảy ra ở 22 tỉnh thành. Bão đã 9 lần "hỏi thăm", chưa kể 4 cơn áp thấp nhiệt đới. Thiên tai đã cướp đi 399 sinh mạng, tổng thiệt hại vật chất ước tính 5.800 tỷ đồng.
Như Trang
▪ Các dự án của NGO tại Việt Nam phát huy hiệu quả (23/01/2006)
▪ Người Mỹ gốc Việt lạc quan về Việt Nam (23/01/2006)
▪ Tái hiện nhiều lễ hội cung đình đặc sắc nhất (23/01/2006)
▪ Lan cấy mô xuất ngoại (23/01/2006)
▪ Đón Tết ở nước ngoài (23/01/2006)
▪ Cảnh giác với hoa trái, thực phẩm bảo quản bằng hóa chất (23/01/2006)
▪ Kiếm ngoại tệ từ đất (23/01/2006)
▪ Một nguyên nhân cơ bản gây nhiều tai nạn giao thông (23/01/2006)
▪ Sắc xuân Củ Chi (23/01/2006)
▪ Giấc mơ có thật (23/01/2006)