Đối mặt với “nạn” rác bao bì
Các Website khác - 21/10/2005
Túi nylon có lẽ là một trong những thảm họa về môi trường khó khắc phục nhất hiện nay. Các biện pháp tái chế, hủy... đều rất khó khăn và tốn kém. Trong khí chúng ta đã sản xuất được bao bì tự hủy. Với giá cả chỉ cao hơn 10% so với túi nylon thường, thì môi trường vẫn đang ngày ngày phải đối mặt với "đại họa" này. Nên chăng, có một chiến dịch rộng rãi, tuyên truyền về dùng túi nylon "sạch", không chỉ đối với người tiêu dùng, mà còn cả những người bán hàng.
Cái túi nylon có thể được xem như là một trong nhũng vật dụng thân thiết nhất trong cuộc sống, tù thành thị đến nông thôn. Những chiếc túi hoặc dày hoặc mỏng, hoặc to hoặc bê, hoặc sặc sỡ hoặc đơn điệu... đang lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm theo bước chân của mỗi người tiêu dùng. Chúng tiện dụng? Hẳn nhiên!

Nhưng không phải đến bây giờ chúng ta mới giật mình tự hỏi: rồi thói quen sùng bái sự tiện lợi của con người trong xã hội tiêu dùng sẽ dẫn chúng ta đến đâu?

Túi nylon - cho không biếu không...

Chỉ cần đi mua bất kỳ một thứ hàng tiêu dùng nào thì tôi cũng xin đoán chắc chắn bạn sẽ nhận được những chiếc túi nylon hoàn toàn miễn phí. Hàng điện máy - túi nylon. Hàng thời trang - túi nylon. Hóa mỹ phẩm - túi nylon. Hoặc thậm chí là suất cơm trưa hay là một bịch nước mía giải khát... tất cả đều được ưu ái để trong những chiếc túi nylon đủ mọi màu sắc, kích cỡ.

Chắc hẳn mỗi người chúng ta đều nhớ rằng đã có thời túi nylon là một thứ "của quý". Nhớ ngày xưa, mẹ ớ chợ mọi thứ đồ ăn thức uống đều được gói trong lá sen, lá chuối hay là giấy bản, giấy báo. Nếu có một vài mặt hàng cao cấp nào có túi nylon thì cũng được dùng ớ dùng lại cho rách rồi... bán cho đồng nát cũng được vài hào. Người ta phải giữ và dùng chúng một cách dè xẻn và tiết kiệm. Ai ở phố về, mang theo một vài túi hàng làm quà là bà bác ở quê sẽ nhanh tay cất ngay những chiếc túi đựng vào gác bếp để dành dùng dần. Nhưng bây giờ thì chẳng cứ gì ở thành thị mà ngay cả ở những chốn thâm sơn cùng cốc nhất, túi nylon cũng đã bay phất phơ theo từng cơn gió nhưng lại tạo nên một khung cảnh chẳng mấy nên thơ.

Những thảm họa từ túi nilon

Bạn đã bao giờ thử thưởng thức một gói xôi sáng được bọc trong túi nylon? kinh khủng! Thử một lần rồi "cạnh" tới già. Các thứ đồ ăn nhanh, ăn sẵn khác cũng không khá thẩm gì hơn. Cứ thế, có phải vì nỗi uất ức đó mà sau sử dụng xong cái của “cho không biếu không” ấy người ta cũng thẳng tay vứt chúng ra bất kỳ nơi nào có thể.

Những chiếc túi nylon đại diện cho sụ tiện lợi của xã hội tiêu dùng đã bị đối xử "tệ hại" như thế thì chúng có xá gì mà không ra tay “báo thù” chính những con người đang sùng bái sự tiện lợi đó. Một ngày nào đó, bạn đang ngủ bỗng dưng thấy nước và rác thải tràn vào nhà. Tưởng là đang mưa sầm sập nhưng hóa ra mọi chuyện lại chỉ là do những chiếc túi nylon bít mất đường thoát nước. Chuyện úng ngập trên đường phố cũng vậy. Rồi lại chuyện những con sông bị nghẽn dòng cũng chỉ bởi túi nylon. Rồi những chiếc túi nylon bay phất phơ trên đường phố đâu có ngại gì mà không một ngày vơ vẩn bay vào mặt người đi đường để rồi gây nên những vụ tai nạn giao thông cực kỳ đáng tiếc.

Chúng lại còn góp phần làm xấu cảnh quan môi trường và tăng gánh nặng cho đội ngũ những người làm vệ sinh môi trường đô thị. Không nói ra thì ai cũng biết tác hại của chiếc túi nylon con con ấy khủng khiếp đến mức nào. Cả một thảm họa môi trường đang đe dọa cuộc sống của khi mà chúng ta khi mà những chiếc túi mỏng manh vô hại ấy cứ thản nhiên bay mù mịt khắp trên đường phố, trôi lềnh phềnh trên những dòng sông ra biển cả. Thi thoảng lại còn vài chú rùa biển (loại được ghi trong sách đỏ) phải lìa đời vì nuốt phải túi nylon mà lại cứ tưởng là sứa.

Đã thế, túi nylon còn có tuổi thọ đến cả nghìn năm. Chôn, chúng không phân hủy. Đốt, chúng sẽ tạo thành những khí cực kỳ độc hại. Tái chế, rất tốn kém và khó khăn. Chính vì thế mà cả thế giới đang tẩy chay túi nylon. Sự phiền phức mà chúng đem lại cho cuộc sống đôi khi cũng ngang bằng với những tiện ích mà chúng mang lại.

Ai sẽ là người tiên phong?

Nói thì nói thế nhưng rồi cũng lại phải tự hỏi: "Bây giờ mua hàng không cho vào túi nylon thì cho vào đâu?" Nếu bạn có “nhã ý” xách làn đi chợ thì cũng chỉ để đựng mớ rau hay cân hoa quả chứ còn con cá hay cân thịt chẳng nhẽ cũng cứ "trần xì" như thế mà tống vào? Rồi chẳng lẽ khi đi mua hàng lại nói với người bán hàng rằng: "Thôi, chị đừng cho vào túi nylon".

Có lẽ, cũng dễ thấy rằng ngành thương mại - dịch vụ có vẻ như đang là những người tiên phong, là thủ phạm chính gây nên cái thói quen mua sắm không mấy tốt đẹp này. Còn người tiêu dùng đang là người tiếp tay gây nên “tội ác” phá hủy môi trường. Thực ra nếu bà bán cá, bán thịt có gói hàng vào những tấm giấy bản như trước đây thì chắc cũng không có mấy người tiêu dùng ó ê đều gì. Hoặc giả các siêu thị có sử dụng túi giấy đế đựng hàng thì cửa hàng chắc cũng không vì thế mà ít khách đi.

Vấn đề ở đây là tầm nhìn, vì thực ra, việc sử dụng túi nylon trong lưu thông hàng hóa đã “lạc hậu” lắm rồi. Hiện nay ở các nước tiên tiến, người ta đã bắt đầu chiến dịch giảm thiếu sử dụng túi nylon để đựng hàng trong các siêu thị và cửa hàng. Hơn thế, có nhiều chất liệu thay thế loại nylon thông thường làm bao bì, ví dụ như loại nylon có thể tự phân huỷ, loại bằng chất liệu giấy... Ở nhiều nơi chưa sản xuất được loại bao bì bằng các vật liệu thay thế này thì khách mua hàng vẫn phải trả tiền mua túi nylon đựng hàng. Vấn đề không phải là người cung cấp dịch vụ nghĩ đến bài toán tài chính mà cái đích mà họ nhắm đến còn sâu xa hơn: thay đổi nhận thức về một thói quen của người tiêu dùng, nhắc nhở mọi người nhớ đến tác hại của túi nylon khi đã thành rác.

Còn ở Việt Nam ta? Thôi không nhắc lại cái chuyện đã có thời chúng ta từng dùng giấy bản hay túi giấy để đựng hàng nữa mà hãy nói đến một câu chuyện thời sự hơn. Chúng ta đã sản xuất được loại bao bì bằng nhựa tự hủy, có thể tự phân rã sau một thời gian tùy theo yêu cầu sử dụng. Hơn thế lại còn đã xuất khẩu được sản phẩm này ra nước ngoài. Giá thành của loại sản phẩm này chỉ cao hơn loại thông thường khoảng 10%. Vậy vấn đề tiếp theo là làm sao để đưa được những sản phẩm này vào cuộc sống. Tuyên truyền cho người tiêu dùng biết để "nâng cao nhận thức"? Phương án này nghe ra không mấy khả thi, bởi thực ra người tiêu dùng không phải là đối tượng khách hàng chính của mặt hàng này.

Có lẽ ngành thương mại - dịch vụ lại một lần nữa phải "đi tiên phong" để sửa chữa cái sai lầm trong quá khứ của mình. Hệ thống cửa hàng - siêu thị là dễ dàng thay đổi thói quen này nhất, chỉ cần những người quản lý không quá so đo, vì cái lợi nhỏ mà bỏ qua cái lợi lớn hơn. (Hiện nay trên cả nước không biết có đến bao nhiêu cái siêu thị lớn bé luôn vinh danh "văn minh thương mại" nhưng nghe đâu mới chỉ có thương xá TAX ở Tp Hồ Chí Minh là dùng thử loai bao bì tự hủy này). Rồi đến lớp tiêu thương. Rồi dần dà có lề cần đến sự ra tay của Nhà nước đế “dẹp” luôn cái “nạn” túi nylon trong cuộc sống này đi (có thể là bằng cách cấm sản xuất và sử dụng).

Theo Tư vấn tiêu dùng