Nỗi ám ảnh mang tên “trường học”
Chị Cao Thị Minh Nguyệt (Khánh Hòa) có một con trai là người đồng tính và một người là người chuyển giới. Người con gái giữa tên Nguyễn Trúc Vy, 27 tuổi, là người chuyển giới từ nữ sang nam. Và người con trai út tên Minh Nhật, 20 tuổi, là người đồng tính nam. Chị tâm sự: Không ai có thể hiểu hết nỗi đau của người mẹ có con bị bạo hành. Những ám ảnh trong giai đoạn đó, suốt một đời tôi không thể quên. Tôi đã phải theo dõi sát sao từng cử chỉ của con để bảo vệ chúng. Con tôi, một đứa chuyển giới thì mãnh mẽ còn phản kháng được, nhưng đứa còn lại thì yếu đuối không làm được gì.
Chị Cao Thị Minh Nguyệt-Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Trò chuyện với chúng tôi, chị cho biết, trường học trở thành một nỗi ám ảnh, sợ hãi với con chị. Mỗi lần con chị đi học về, mọi căm căm phẫn, ức chế ở trường cứ đổ lên người mẹ. Suốt ngày con ở trường cứ bị bạn bè nắm tóc, bẹo má, thậm chí còn theo dõi xem đái đứng hay đái ngồi. Chị nhớ lại một kỷ niệm buồn, đó là trong giờ thể dục, con chị bị tuột quần, lên báo cáo với Ban giám hiệu, mẹ con chị nhận được câu trả lời: chúng nó chỉ đùa nhau thôi. Sau câu trả lời này, chị thấy suy sụp tinh thần ghê gớm.
Nhiều lần con chị bày tỏ ý định muốn nghỉ học nhưng chị cứ động viên con mạnh mẽ tiến về phía trước. Lo lắng, hoang mang chị phải thuê người đưa con đi học để tránh bị bạn bè chọc nghẹo. Dù vẫn tiếp tục đến trường nhưng những hành động kỳ thị trở thành nỗi ám ảnh cả cuộc đời con. Có lần con chị còn bị tụi bạn đánh phải nhập viện. Sau cùng, chị phải chuyển trường lên Đà Lạt, con mới ổn định tâm lý. Sau khi tốt nghiệp trường sư phạm, con chị đi xin việc nhiều nơi nhưng bị từ chối vì “không đủ tác phong sư phạm”. Cuối cùng, con chị xin được việc ở một trường miền núi nhưng không chịu nổi kỳ thị từ đội ngũ giáo viên đã phải nghỉ dạy.
Bị tạt nước sôi vào bộ phận sinh dục
Cùng chung tâm trạng này, chị H, một người có con là người LGBT cho biết: con tôi thường bị chúng bạn cùng lớp cứ tìm cách tuột quần nó để xem bộ phận sinh dục. Nó phản kháng, sợ sệt nhưng đâu dám nói với nhà trường, cũng đâu dám nói với tôi. Cho đến một ngày, con bị tụi bạn mang theo một ly nước sôi để tạt vào háng. May mắn, không trúng vào bộ phận sinh dục, mà lại làm bỏng hết một phần đùi, khiến con không mặc quần được. Đến lúc này, tôi mới biết và lập tức lên nói chuyện với Ban Giám hiệu nhà trường. Chị lo lắng: Nếu khi đó chúng bạn vì sự hiếu kỳ, đùa dại mà tạt nước sôi trúng vào bộ phận sinh dục của nó... thì bây giờ nó ra sao? Chị chia sẻ thêm, kỷ niệm này là động lực để chị thay đổi tình trạng này và mong muốn thay đổi nhận thức cho các con trong môi trường học đường để “con không bị khổ như trước”.
Bị hạ điểm vì không chịu mặc đồng phục
Trao đổi về chuyện đồng phục đối với người đồng tính, bạn Duy Quỳnh cho biết, bạn không thích mặc áo dài từ nhỏ. Lên cấp 3, mẹ Quỳnh lên trường, xin hiệu trưởng cho cậu được mặc đồ nam. Tuy thầy hiệu trưởng đã đồng ý nhưng thầy chủ nhiệm vẫn bắt mặc áo dài. Không nghe lời thầy, Quỳnh bị thầy cố tình hạ điểm, gạch bài vì "chữ xấu". Mặc cảm, đau khổ Quỳnh chuyển sang một trường dân lập, đó là nơi “mình có những người bạn rất tốt”. Quỳnh chia sẻ, nếu Luật được áp dụng vào 1/1/2017, đầu tiên cậu sẽ thay đổi giấy tờ để được sống như một nam giới, không phải ngại mỗi khi qua sân bay hay làm giấy tờ cá nhân.
Cùng chung tâm sự đó, Nguyễn Minh T, hiện đang theo học một ngành xã hội tại Hà Nội cho biết: lúc mới nhập trường em hy vọng, đây sẽ là nơi tất cả mọi người để có đủ kiến thức để hiểu được thế nào là đồng tính, là LGBT. Nhưng những gì em nhận được chỉ là sự thất vọng. Chỉ số ít thầy cô thông cảm hoặc không có ý kiến, còn lại đa số đều nghĩ chưa đúng về cộng đồng LGBT.
Trường học cầu vồng
Trò chuyện với chúng tôi, chị Nguyệt cho biết, chị mong muốn đưa kiến thức về cộng đồng LGBT vào trường học càng sớm càng tốt. Khi biết chị tham gia vào các hoạt động để đứng về phía con, chồng chị đùa chị chỉ là hạt cát có thể làm nên điều gì? Chị mỉm cười: mỗi người là một hạt cát nhỏ, sẽ kết hợp với các để tạo nên điều kỳ diệu. Nếu ai cứ dành thời gian và năng lượng để định kiến và căm ghét người khác thì họ sẽ chẳng còn rảnh rỗi để yêu thương. Nhiều hôm, tôi thức trắng đêm để tư vấn cho các bạn chuyển giới đang gặp nhiều áp lực từ phía gia đình và cộng đồng. Các bạn LGBT xem tôi như người mẹ, người bạn có thể dễ dàng chia sẻ. Trước thực trạng kỳ thị cộng đồng LGBT trong trường học, theo chị, cần phải bổ cập kiến thức về LGBT cho giáo viên đầu tiên, để trong quá trình dạy, họ có thể phổ biến cho học sinh.
Với mục đích thay đổi định kiến của mọi người cũng như góp phần thúc đẩy sự bình đẳng, mới đây cộng đồng LGBT Khánh Hoà đã hợp tác với đoàn thanh niên tỉnh để đưa chương trình "Trường học cầu vồng" tới các trường học trong địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Các bạn học sinh, sinh viên, giáo viên, phụ huynh, bạn bè,…đã được tiếp cận với những kiến thức đúng về người LGBT một cách trực quan sinh động nhất, cũng như giúp gỡ bỏ những thắc mắc, định kiến. Được biết, buổi chia sẻ đầu tiên đã diễn ra tại trường ĐH Nha Trang, trong khuôn khổ dự án "Trường học cầu vồng".
▪ Nghệ An từ chối lái xe nghiện, nhiễm HIV (30/06/2016)
▪ Chuyện tình cổ tích (29/06/2016)
▪ 7 chỉ đạo của Phó Thủ tướng về phòng chống HIV/AIDS (28/06/2016)
▪ Trăng tròn hạ chí xuất hiện lần đầu tiên trong 50 năm (22/06/2016)
▪ ‘Chiêu’ dùng bùa ngải để ‘giữ khách’ của gái làng chơi (21/06/2016)
▪ Cháu gái kể về người bà ngoài 80 tuổi vẫn còn ham muốn thể xác (14/06/2016)
▪ Cô gái Việt Nam đầu tiên trong tu viện Nepal (13/06/2016)
▪ Gương mặt mới của thầy giáo trẻ được cắt nối hàm (11/06/2016)
▪ Phượt thủ Anh qua đời tại Fansipan: Xin ngừng phán xét (11/06/2016)
▪ Chú trọng phụ nữ, trẻ gái vị thành niên và bình đẳng giới (11/06/2016)