![]() |
Trứng gia cầm phải được đóng gói, có nhãn mác của cơ sở sản xuất. Ảnh: N.T. |
Chiều 11/1, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu đã chính thức cho phép thành lập thêm 15 điểm giết mổ, ngoài 2 cơ sở tại Công ty cổ phần Phúc Thịnh và Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương.
Số điểm bán không chỉ bó hẹp trong siêu thị, chợ đầu mối, mà mở rộng thành 48. Cụ thể, huyện Sóc Sơn có 5 điểm bán, 2 điểm giết mổ; huyện Đông Anh 2 điểm bán, 7 điểm giết mổ; huyện Gia Lâm 6 điểm bán và 7 điểm giết mổ; huyện Từ Liêm 1 điểm bán và 1 điểm giết mổ; huyện Thanh Trì 7 điểm bán.
Riêng các quận nội thành, thực hiện nghiêm túc lệnh cấm vận chuyển gia cầm sống vào nội thành. Thành phố chỉ cho phép bán gia cầm đã qua chế biến. Quận Ba Đình có nhiều điểm bán nhất (8), kế đó là Long Biên, Đống Đa, Hoàn Kiếm mỗi quận 4 điểm; Hai Bà Trưng (3); Thanh Xuân (2); Hoàng Mai và Cầu Giấy mỗi nơi 1 điểm bán.
Để tăng cường công tác kiểm dịch, thành phố tiếp tục duy trì 8 trạm kiểm dịch, trực 24/24 giờ tại: Ngọc Hồi, Dốc Lã, Nhổn, Nam Thăng Long, Pháp Vân, Thượng Đình, đường Láng - Hoà Lạc, Cầu Chui. Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Huy Diến, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, gia cầm từ ngoại tỉnh vào Hà Nội bắt buộc phải qua trạm kiểm dịch này.
"Không phải chúng tôi làm khó tỉnh lân cận, mà tuân thủ nghiêm túc quy định của Chính phủ về kiểm soát vận chuyển gia cầm. Hơn nữa, Hà Nội là trung tâm chính trị của cả nước, càng phải làm chặt chẽ", ông Diến nói. Giám đốc Diến nhấn mạnh, gia cầm từ tỉnh lân cận muốn vào Hà Nội phải đáp ứng 4 yêu cầu: đã qua giết mổ, có dấu kiểm dịch; có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với virus H5N1; được vận chuyển bằng xe chuyên dụng; điểm bán hợp lệ.
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở Nông nghiệp thừa nhận Hà Nội đã xuất hiện tình trạng bán gia cầm tuỳ tiện, không dấu kiểm dịch, không đóng gói, không đúng nơi quy định. Một trong những nguyên nhân là lực lượng thú y của thành phố hiện quá mỏng, các phường nội thành chưa có cán bộ chuyên trách về mảng này. Ông Trần Mạnh Giang, Chi cục trưởng chi cục thú y Hà Nội, đề xuất tăng cường lực lượng thú y đến tận phường, đồng thời đề nghị thành phố cấp kinh phí để xây dựng trung tâm chuẩn đoán dịch bệnh động vật đạt tiêu chuẩn.
Chủ tịch Nguyễn Quốc Triệu đồng ý với các đề xuất của ngành nông nghiệp và nhấn mạnh cần thực hiện nghiêm biện pháp phòng dịch, nhưng cũng cần tạo điều kiện để người dân tiêu thụ gia cầm sạch trong dịp Tết.
Như Trang
Theo dòng sự kiện: |
Nguy cơ bùng phát dịch cúm vẫn rất cao (27/12/2005) |
Thủy cầm không rõ nguồn gốc vẫn được bán ở Hà Nội (26/12/2005) |
Lượng gia cầm vào Hà Nội tăng hơn gấp đôi (16/12/2005) |
Tranh cãi về địa điểm xây 4 cơ sở giết mổ gia cầm hiện đại (15/12/2005) |
Bình Định hỗ trợ thu mua, chế biến gia cầm sạch (15/12/2005) |
Xem tiếp» |
▪ Trả lại Caesar (12/01/2006)
▪ Đóng góp 2,1 tỉ đồng cho hoạt động xã hội (12/01/2006)
▪ Người thu nhập thấp sẽ được thuê, mua nhà giá rẻ (12/01/2006)
▪ Lao động doanh nghiệp trong nước nhấp nhổm vì lương FDI (12/01/2006)
▪ Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy thế mạnh du lịch (11/01/2006)
▪ Ô nhiễm làng nghề và những giải pháp khắc phục (11/01/2006)
▪ Kính dỏm xuống đường Hà Nội (11/01/2006)
▪ TP Hồ Chí Minh: Loay hoay tìm chỗ đậu xe (11/01/2006)
▪ Tết Nguyên đán: Cảnh giác với nguy cơ ngộ độc thực phẩm (11/01/2006)
▪ Quản lý các triển lãm, hội chợ (11/01/2006)