SỰ KIỆN & BÌNH LUẬN Tuy nhiên, những thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong dư luận xã hội cho thấy, bệnh tham nhũng ngày càng trầm trọng. Tham nhũng thách thức ý chí Nhà nước và mục tiêu công phá của nó vượt ra cả câu chuyện của cải Nhà nước bị thất thoát, tiền của nhân dân bị tước đoạt. Đó là lòng tin. Những vụ việc được đưa ra pháp luật để xử lý công khai là một nhẽ. Song, việc rất nhiều kẻ làm giàu bất chính bằng con đường tham nhũng không bị phanh phui bằng luật pháp, mà chỉ bị phanh phui bằng dư luận truyền miệng - đó là một nguyên nhân làm mất lòng tin. Có vị quan chức vì đánh bạc mà từ đó pháp luật mới phát hiện ra chuyện tham nhũng, và cũng từ đó đã gây sự nghi kỵ về một quá trình tham nhũng kéo dài không bị phát hiện, dù có đầy đủ các cơ quan ban bệ kiểm soát - đó là một nguyên nhân gây mất lòng tin. Khi phát hiện tham nhũng thì lại không truy nguyên các trách nhiệm liên đới - đó cũng là một nguyên nhân gây mất lòng tin. Tham nhũng trước đây bị xã hội xem là một hành vi xuống cấp đạo đức, vô liêm sỉ, đáng xấu hổ , thì nay có nguy cơ không biết đến xấu hổ, không còn bị xem là mất nhân cách. Dư luận xã hội đã có biểu hiện thờ ơ với loại tham nhũng hạng "vừa" và "nhỏ", đã xem là chuyện thường, vì cho rằng nó đã có tính phổ biến! Làm quan đã trở thành "chí hướng", là động cơ của không ít người vì đó là một cách làm giàu nhanh nhất, vừa "vinh thân" vừa "phì gia". Những điều vừa đề cập ở trên cũng là những nguyên nhân gây mất lòng tin. |
▪ Ngày sáng tạo VN 2006: Sáng tạo vì trẻ em khó khăn (10/02/2006)
▪ Cơ quan chức năng buông lỏng (10/02/2006)
▪ Quà tặng công nghệ số ngày Valentine (10/02/2006)
▪ Quà Valentine, mỗi năm một lần (11/02/2006)
▪ Vẫn chung sống với ô nhiễm chết người (10/02/2006)
▪ Nơi hồi sinh những mảnh đời lầm lỡ (10/02/2006)
▪ Tôi đã học được ở Việt Nam về tình hữu nghị (11/02/2006)
▪ Chuyện ba cô giáo tự bỏ tiền ra xây lớp học (11/02/2006)
▪ Ý kiến của trí thức và các nhà khoa học (12/02/2006)
▪ Người Việt đầu tiên vào ban lãnh đạo Silicon Valley (11/02/2006)