![]() |
|
Các phòng thí nghiệm cả ở miền Bắc và miền
Sự kỳ lạ của tế bào gốc
Năm 2010, Viện Bỏng Quốc gia đã đưa vào nghiên cứu ứng dụng nguyên bào sợi và tế bào sừng vào điều trị vết bỏng và các vết thương khó liền. Theo đó, phương pháp này sẽ biệt lập hóa các tế bào gốc từ màng dây rốn thành các tế bào da và chế tạo các vật liệu tương đương da để áp dụng cho điều trị vết thương da. Việc ứng dụng điều trị cho vết thương bỏng và mất da lâu liền là những tổn thương trên bề mặt mà tế bào gốc sẽ làm liền nhanh chóng.
Ứng dụng tế bào gốc để điều trị xương khớp cũng được BV TƯQĐ 108 và BV Việt Đức đưa vào thực hiện từ năm 2008. Tế bào gốc từ xương tủy có thể biến đổi thành các tế bào xương. Quy trình điều trị sẽ được tiêm trực tiếp dịch tủy xương (hoặc các tế bào xương được biệt hóa từ tế bào gốc tủy xương từ chính bệnh nhân) vào ổ gãy xương hay vết thương khó liền. Với các bệnh nhân được điều trị đều cho thấy tiến triển bệnh khả quan.
Tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị ung thư là suy tủy thứ phát sau điều trị điều này gây trở ngại trong quá trình hồi phục sau điều trị ung thư. Nếu tiến hành cất giữ các tế bào gốc của chính bệnh nhân này từ tủy xương chưa bị tổn thương trước điều trị thì sẽ được lưu và truyền ngược lại cho bệnh nhân. Tế bào gốc lúc này sẽ phát huy tác dụng đẩy mạnh quá trình phục hồi cho bệnh nhân.
Các nghiên cứu ở Viện Tim mạch (BV Bạch Mai) cũng cho thấy, tế bào gốc từ tủy xương tự thân đã hỗ trợ rất hiệu quả cho bệnh nhân suy tim sau nhồi máu cơ tim. Các kết quả cho thấy, kết quả không thấy bệnh nhân có tai biến của việc bơm tế bào gốc vào tim.
Được cứu sống từ tế bào gốc của người thân
Từ năm 1997, BV Huyết học truyền máu TPHCM đã tiến hành nghiên cứu máu cuống rốn để lấy tế bào gốc từ đây và đến tháng 3/2004, BV này đã thành lập Ngân hàng máu cuống rốn (CBB). Cho đến nay, đã thu thập được gần 3.000 mẫu máu cuống rốn. Máu cuống rốn là máu được thu thập từ máu của bánh nhau trẻ mới sinh. Máu cuống rốn có rất nhiều tế bào gốc tạo máu tủy xương và cao gấp 10 lần ở máu được lấy từ người lớn. Theo TS Lê Văn Đông, Học viện Quân y, tế bào gốc lấy từ bánh nhau là tế bào gốc non trẻ nên có thể đáp ứng hầu hết các cơ thể bệnh lý khi được ghép. Cũng vì non trẻ nên tế bào gốc từ bánh nhau sẽ ít có những phản ứng thải ghép khi tiến hành điều trị bệnh.
Trong thời gian qua, CBB đã tiến hành ghép cho 60 bệnh nhân bị bệnh ác tính và di truyền bẩm sinh về máu. Bệnh nhân đầu tiên được ghép máu cuống rốn mắc bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho do máu cuống rốn của người em ruột mới sinh cho.
Theo GS Trần Văn Bé, BV Truyền máu huyết học TPHCM, phương pháp thu thập máu cuống rốn ngay sau khi nhau thai đã xổ, tách rời trẻ sơ sinh và lấy máu ở tĩnh mạch cuống rốn cho đến khi hết ở bánh nhau. Đối tượng được lựa chọn là những bà mẹ mang thai khỏe mạnh, chuyển dạ không bị sốt, trẻ mới sinh nặng trên 2,6kg./.
Tế bào gốc phục hồi bệnh nhân nhồi máu cơ tim Theo GS Nguyễn Lân Việt, Viện trưởng Viện Tim mạch, BV Bạch Mai, mặc dù đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật trong điều trị khỏi nhiều bệnh tim mạch nhưng vẫn có nhiều bệnh nhân tiến triển nặng hoặc không có biện pháp can thiệp hiệu quả. Ứng dụng tế bào gốc phần nào giúp làm tăng sinh, khôi phục tế bào cơ tim, mạch máu nuôi tim đã bị mất chức năng. Bệnh nhân được lấy tế bào gốc từ nguồn tủy xương (tại xương chậu) sau đó sẽ tách lọc gửi lấy tế bào gốc. Các bác sĩ sẽ bơm trực tiếp tế bào gốc qua đường động mạch vành. Kỹ thuật này được thực hiện sau khi lấy được tế bào gốc trong vòng một ngày. Trong thời gian qua, Viện đã tiến hành điều trị thành công cho 6 bệnh nhân suy tim nặng sau nhồi máu cơ tim với phương pháp này. |
▪ Trung Quốc tự ý tuyên bố "Lệnh cấm đánh bắt cá" trong lãnh hải của Việt Nam. (16/05/2010)
▪ 'Không nước nào được lợi nếu biển Đông mất ổn định' (12/05/2010)
▪ Ra mắt Trung tâm phát triển KHCN và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Yên Bái (11/05/2010)
▪ Mắc thêm bệnh tại... bệnh viện (08/05/2010)
▪ Thêm 80.000 người nghiện điều trị bằng methadone (08/04/2010)
▪ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh : Bắt đầu từ đâu? (06/04/2010)
▪ Tăng cường năng lực về phòng chống ma túy (19/03/2010)
▪ Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ của PEPFAR (26/01/2010)
▪ Năm 2010, Ngành Y tế Hà Nội xây dựng thêm 40 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia (26/01/2010)
▪ 'Dè chừng' đồng tính nam bán dâm tại Hà Nội (11/01/2010)