TQĐT - Những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường THCS, THPT có rất nhiều thay đổi về mặt thể chất, tinh thần, rất ham tìm tòi, khám phá cái mới và thích thể hiện mình. Phương pháp giáo dục phù hợp, sự quan tâm thường xuyên và kịp thời, môi trường trong gia đình và xã hội tốt là điều kiện quan trọng để các em phát triển toàn diện về nhân cách. Giáo dục kỹ năng sống, góp phần xây dựng đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông, bởi vậy đây không phải chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường.
|
1- Thời gian gần đây, dư luận xã hội đang lên án mạnh mẽ những hành vi bạo lực trong học sinh. Mọi người chưa hết bàng hoàng khi chứng kiến cảnh những nữ học sinh ở một trường của thủ đô Hà Nội đánh nhau, trong khi có rất nhiều học sinh khác chỉ đứng nhìn mà không hề can ngăn, thì lại xảy ra chuyện hai học sinh ngoan hiền của một tỉnh phía Nam chỉ vì một mâu thuẫn rất nhỏ, một người đã dùng dao đâm chết bạn. Câu chuyện về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh không phải là mới, nhưng đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay.
Một vài năm trở lại đây, ở tỉnh ta, ngành giáo dục và tổ chức đoàn thanh niên đã có các chương trình phối hợp thực hiện các giải pháp giáo dục đạo đức lối sống cho đoàn viên thanh niên là học sinh trong các trường phổ thông. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được triển khai dưới nhiều hình thức: Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, an toàn giao thông, tìm hiểu sức khỏe sinh sản vị thành niên. Để giúp học sinh hiểu hơn về truyền thống cách mạng, các trường học đã tổ chức hoạt động hành trình về nguồn, thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Ngành giáo dục và tổ chức đoàn cũng đã quan tâm định hướng nghề nghiệp cho học sinh khối THPT, giúp học sinh có lựa chọn đúng đắn về ngành nghề sau khi tốt nghiệp phù hợp với khả năng, trình độ, hoàn cảnh. Hầu hết học sinh các trường THPT đã có nhận thức về trách nhiệm, vai trò của bản thân đối với gia đình, xã hội. Trong khi có rất nhiều học sinh vượt lên hoàn cảnh, có ước mơ, hoài bão vươn lên lập thân, lập nghiệp và bước đầu thành công, thì vẫn còn một bộ phận học sinh còn ham chơi, vi phạm pháp luật và cũng có học sinh thiếu kỹ năng sống, không tự tin làm chủ bản thân.
Không khó lắm để chúng ta tận mắt nhìn thấy trong những quán Internet dọc đường lúc nào cũng đông học sinh, dù lúc đó đang trong giờ học, buổi trưa hay tối. Học sinh bỏ học đi chơi game, hoặc tranh thủ lúc đi học về cũng ghé qua “lướt” một lúc, buổi tối lấy lý do đi học thêm để trốn nhà đi ra quán nét. Cũng không hiếm gặp cảnh những học sinh vi phạm giao thông, tan trường là đạp xe hàng ba, hàng bốn, phóng xe lạng lách, vượt quá tốc độ. Cũng có các hành vi bạo lực trong học sinh như gây gổ đánh nhau, cãi nhau.
Học sinh hiện nay có quan niệm về tình bạn, tình yêu cởi mở hơn, họ yêu sớm và “sống thử”. Chúng tôi đã được chứng kiến tại một địa chỉ sản khoa tư nhân, một bạn nam ngập ngừng đưa bạn nữ đến cửa rồi chạy vội ra ngoài chờ. Bác sĩ hỏi tại sao không giữ lại cái thai, cháu bảo vì còn đang học lớp 12... Bên cạnh đó, một số học sinh rất chăm chỉ học tập và kết quả học tập hàng năm đều cao, nhưng lại chỉ biết mỗi chuyện học, ít quan tâm đến các hoạt động tập thể của lớp, của trường. Những học sinh đó sống khép kín, không hòa đồng với bạn bè, không quan tâm đến mọi chuyện ngoài học. Có trường hợp một học sinh học rất giỏi, thường xuyên đoạt giải trong các cuộc thi của tỉnh và quốc gia. Thế nhưng, những người hàng xóm của em cho biết, chưa khi nào mọi người thấy em đến nhà chơi hay gặp em ra ngoài đường trừ lúc đi học và chỉ nhìn thấy em qua các lần trao giải trên truyền hình.
Trường Tiểu học Phan Thiết (thị xã Tuyên Quang) thường xuyên tổ chức |
2- Hiện nay, chúng ta thường hay nói đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Theo đồng chí Hoàng Văn Thinh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo, giáo dục kỹ năng sống tức là không chỉ dạy cho học sinh kiến thức mà là giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, giúp các em ứng xử có văn hóa, biết cách xử lý những tình huống xảy ra trong cuộc sống. Đồng chí cũng thẳng thắn: “Hạn chế của giáo dục hiện nay là mới chủ yếu dạy chữ, chưa thật sự quan tâm đến dạy người một cách toàn diện. Các gia đình coi điểm các bộ môn là thước đo của sự tiến bộ của con cái, tạo thành sức ép buộc học sinh chỉ nghĩ đến chuyện phải học để có điểm cao. Các trường học cũng đã tích cực triển khai phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhưng cũng còn dập khuôn, máy móc”.
Một số hoạt động của tổ chức đoàn trong trường học còn mang tính hình thức, bề nổi, chưa có chiều sâu để thu hút đông đảo đoàn viên tham gia; nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm, cùng với nhà trường giáo dục con cái cũng là nguyên nhân của tình trạng trên. Giáo dục kỹ năng sống, góp phần xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh cho học sinh là trách nhiệm và cần có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường, tổ chức đoàn thanh niên và của toàn xã hội.
Về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh Đoàn cho biết, tới đây sẽ tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ đoàn trường học, đổi mới công tác giáo dục của đoàn theo hướng tránh một chiều như trước đây, mà phải tăng cường tọa đàm trao đổi giữa cán bộ đoàn với đoàn viên để kịp thời nắm bắt nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên. Đoàn cũng đang dự kiến triển khai mô hình “Học kỳ trong quân đội” trong dịp hè. Học sinh được ăn, nghỉ, tập luyện như những chiến sĩ thực thụ - một cách giáo dục, rèn luyện học sinh. Đây là mô hình được một số tỉnh, thành đoàn thực hiện mang lại hiệu quả.
Sở Giáo dục - Đào tạo đã chỉ đạo các trường học xây dựng quy tắc ứng xử trong nhà trường, đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường học không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của học sinh. Mặt khác, vai trò của gia đình là vô cùng quan trọng trong định hướng, giáo dục, động viên giúp các em tránh xa tệ nạn xã hội, bố trí thời gian học tập, vui chơi phù hợp. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường.
Một số ýkiến về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Năm học này, Sở Giáo dục - Đào tạo đã chỉ đạocác trường học về rèn kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng quy tắc ứng xử có vănhóa trong nhà trường. Trước hết, đội ngũ cán bộ, giáo viên phải nhận thức vàthực hiện đúng quy tắc ứng xử, phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Mỗithầy, cô giáo tâm huyết, trách nhiệm hơn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cáchcho học sinh. Nhà trường phải làm tốt phong trào thi đua, biểu dương, nhân rộngđiển hình là học sinh tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các trường học tăng cườngphối hợp hơn nữa với phụ huynh học sinh để cùng thực hiện nhiệm vụ giáo dục.Không nên coi xã hội hóa giáo dục chỉ là đóng góp xây dựng cơ sở vật chấttrường, lớp học; mà còn là tăng cường trao đổi thông tin giữa gia đình và nhàtrường một cách thường xuyên, liên tục. Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục -Đào tạo Mối liên hệ nhà trường - gia đìnhcần chặt chẽ
Nhà trường luôn xác định, không chỉ chú trọngdạy kiến thức văn hóa cho học sinh mà còn dạy các em cách sống, cách tu dưỡng,rèn luyện đạo đức để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Nhà trườngthường xuyên phối hợp chặt chẽ với hội phụ huynh học sinh, đề ra “Quy chế phốihợp giáo dục học sinh”, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đìnhtrong quản lý, giáo dục các em. Nếu có hiện tượng các em học sinh bỏ học khônglý do, nhà trường có thông báo ngay với gia đình, tìm hiểu nguyên nhân và cùnggia đình thuyết phục các em đi học trở lại. Nhà trường còn xây dựng quy tắc ứngxử giữa giáo viên và học sinh trên cơ sở lấy ý kiến dân chủ của học sinh toàntrường, tạo cho các em sự tự giác, nghiêm túc trong thực hiện các quy tắc chung,góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, giúp học sinh phát triển toàndiện. Bà Nguyễn ThúyHiền Hiệu trưởng Trường THCS Mỹ Bằng (YênSơn)
Vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạođức lối sống cho học sinh phải được đặc biệt coi trọng. Trước hết, các bậc chamẹ phải là những tấm gương về đạo đức cho các em học tập. Cha mẹ cũng phải uốnnắn, răn dạy con em từ lời ăn, tiếng nói đến cách ứng xử trong đời sống thườngngày. Để từ đó xây dựng, hình thành trong các em thói quen ứng xử có văn hóangay từ trong gia đình. Các gia đình còn phải liên hệ, phối hợp chặt chẽ với nhàtrường trong việc quản lý giờ giấc, theo sát hoạt động, hướng các em đến nhữnghoạt động lành mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội, giáo dục các em trở thành những conngười có lý tưởng, hoài bão phấn đấu vươn lên.
Tổ 17, phường MinhXuân, thị xã Tuyên Quang
Hiện nay, nhà trường vẫn tổ chức các hoạtđộng cho học sinh như các cuộc thi văn nghệ, thể thao, mít tinh kỷ niệm các ngàylễ lớn... Các hoạt động văn hóa lành mạnh như vậy đã thu hút được rất nhiều họcsinh tham gia. Nhưng những học sinh cá biệt hầu hết lại không thích, thậm chíkhông tham gia vào các hoạt động văn hóa lành mạnh đó. Là một Bí thư chi đoàn,qua trao đổi, thăm dò nhiều bạn học sinh, em thấy các bạn đều mong muốn nhàtrường nên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể phong phú, đa dạng nhiều hơnnữa, tạo ra những sân chơi bổ ích “Học mà chơi, chơi mà học”. Đồng thời, cáchoạt động đó nên đi sâu vào tâm lý, suy nghĩ của học sinh để từ đó thu hút đượcnhiều học sinh tham gia, tạo được tác động tích cực đến lối sống, hành vi củahọc sinh.
Học sinh lớp12C1, Trường THPT Hàm Yên |
Hoài Yên
▪ Tăng cường năng lực về phòng chống ma túy (19/03/2010)
▪ Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ của PEPFAR (26/01/2010)
▪ Năm 2010, Ngành Y tế Hà Nội xây dựng thêm 40 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia (26/01/2010)
▪ 'Dè chừng' đồng tính nam bán dâm tại Hà Nội (11/01/2010)
▪ Đem lại niềm tin cho những cuộc đời không may mắn (06/01/2010)
▪ Luật Bảo vệ hải đảo TQ 'không có giá trị pháp lý' (30/12/2009)
▪ Chứng chỉ hành nghề massage : Thiếu thì mua (04/11/2009)
▪ Làm gì để người lao động yếu thế tiếp cận được các dịch vụ xã hội ? (24/10/2009)
▪ Phản đối hành động phi nhân đạo của Trung Quốc (22/10/2009)
▪ Ngày đầu triển khai Luật Bảo hiểm y tế : Thủ tục khám chữa bệnh đã được cải thiện (02/10/2009)