Nhà đất là tài sản cán bộ, công chức phải kê khai. Ảnh: Anh Tuấn |
Trong bản dự thảo mới nhất được đưa ra thảo luận tại UBTV QH hôm qua, Luật phòng chống tham nhũng đã quy định chỉ áp dụng việc kê khai tài sản với những người thuộc cơ quan nhà nước. Chưa áp dụng với khu vực ngoài nhà nước.
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước thuộc diện phải kê khai tài sản. Ngoài ra, các đại biểu HĐND, Chủ tịch xã, phường cũng nằm trong diện phải kê khai. Tuy nhiên, theo một số đại biểu Quốc hội thì đối tượng phải kê khai như vậy vẫn là quá rộng.
Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh thiếu niên - Nhi đồng, bà Trần Thị Tâm Đan cho rằng giáo viên, bác sĩ không cần kê khai, vì họ không phải là đối tượng tham nhũng. “Phải khoanh nhỏ đối tượng thì đấu tranh mới mạnh, nếu rộng quá thì rất loãng”, bà Đan nói. Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Tráng A Pao lại nêu quan điểm, xã, phường là nơi dễ tham nhũng, nên cần đưa cán bộ khu vực này vào diện phải kê khai.
Sau khi trình xin ý kiến QH tại kỳ họp trước, đến nay dự án luật phòng chống tham nhũng đã có hơn 470 bản ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, công dân. |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cho rằng, phạm vi kê khai tài sản nên cân nhắc kỹ, nếu gộp cả cán bộ xã, phường, giáo viên, bác sĩ thì không cần thiết. Theo ông An, Chính phủ cần có hướng dẫn việc kê khai tài sản đối với công chức.
Chủ tịch cũng nhấn mạnh, cần quy rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm cả những người đứng đầu cơ quan, kể cả các đoàn thể nếu để xảy ra tham nhũng. "Khi ông Mai Văn Dâu tham nhũng thì ông Trương Đình Tuyển cũng liên đới, chứ không chỉ ai làm người đó chịu", Chủ tịch dẫn chứng.
Dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng bổ sung thêm những nội dung phải công khai minh bạch trong các lĩnh vực: nhà ở, giáo dục , y tế, thể dục thể thao, lĩnh vực tư pháp, thanh tra, kiểm toán nhà nước, giải quyết công việc của dân và của doanh nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả công tác chống tham nhũng, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nhất trí phương án thành lập Ban chỉ đạo quốc gia chống tham nhũng. Về người đứng đầu cơ quan này, có ý kiến cho rằng, cần giao cho Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên cũng có ý kiến tham nhũng không chỉ xảy ra tại các cơ quan hành pháp mà có thể xảy ra ở tất cả các cơ quan nhà nước. Do đó, người đứng đầu cơ quan này nên là Chủ tịch nước.
Trước các ý kiến còn chưa thống nhất, ban soạn thảo dự kiến trình cả 2 phương án để QH quyết định.
Đoàn Loan
▪ Quan hệ với Việt Nam là rất quan trọng đối với Hoa Kỳ (27/09/2005)
▪ ADB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam giảm nghèo (27/09/2005)
▪ Kỷ luật Tổng giám đốc đường sắt VN vì sự cố tàu E1 (28/09/2005)
▪ 3 người chết, hàng chục người mất tích do bão (28/09/2005)
▪ Khiển trách TGĐ đường sắt VN về vụ tàu E1 (27/09/2005)
▪ Ý kiến bạn đọc về "cấp đất tái định cư cho... quan?" (28/09/2005)
▪ Bão số 7 đã làm 2 người chết, 10 người bị thương (28/09/2005)
▪ 4-10, Liên hoan thanh niên tuyên truyền văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội (27/09/2005)
▪ Lão nghệ nhân trồng hoa (27/09/2005)
▪ Thế giới nỗ lực chống cúm gia cầm (27/09/2005)