![]() |
Tàu thuyền vào tránh bão tại khu vực Cảng cá Cửa Hội ngày 13/10. (Ảnh: Lan Xuân/TTXVN) |
Việt Nam đã triệu Đại sứ Trung Quốc đến để trao công hàm phản đối mạnh mẽ hành động nổ súng ngăn chặn không cho ngư dân Việt Nam vào đảo tránh bão, và sau đó đã đánh đập, thu giữ tài sản của ngư dân.
>> Đề nghị Trung Quốc không cản trở ngư dân Việt Nam
>> Việt Nam phản đối vi phạm chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa
Ngày 21/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga cho biết như trên khi trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc cuối tháng 9 vừa qua, 16 tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi khi vào tránh bão số 9 tại quần đảo Hoàng Sa đã bị nhân viên vũ trang của Trung Quốc nổ súng ngăn chặn không cho vào đảo, và sau khi bão tan đã bị đánh đập, thu giữ tài sản, trang thiết bị.
Bà Nga cho biết, theo phản ánh của ngư dân Quảng Ngãi và xác minh của các cơ quan hữu quan Việt Nam, cuối tháng 9 vừa qua, 16 tàu cá và 215 ngư dân của tỉnh Quảng Ngãi đã vào tránh, trú bão số 9 (bão Ketsana) tại đảo Phú Lâm (ngư dân Việt Nam thường gọi là đảo Trụ Cẩu), thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị phía Trung Quốc chiếm giữ.
Khi vào gần đến cảng, các tàu của ngư dân Quảng Ngãi đã bị nhân viên vũ trang Trung Quốc nổ súng ngăn chặn, không cho tàu vào bờ. Trước nguy cơ bị bão đánh chìm tàu, ngư dân đã cho tàu vào khu vực cảng để neo đậu. Tuy nhiên, họ đã không được lên bờ vì bị các lực lượng Trung Quốc ngăn cản.
Sau khi bão tan, các tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi chuẩn bị rời đảo thì một số nhân viên vũ trang Trung Quốc đã lên tàu lục soát, đánh đập ngư dân, lấy đi nhiều tài sản, trang thiết bị, kể cả các thiết bị thông tin liên lạc như máy bộ đàm, máy định vị... và hải sản mà ngư dân đã đánh bắt được trước đó.
Người phát ngôn khẳng định: "Hành động nói trên của nhân viên vũ trang Trung Quốc là phi nhân đạo, vi phạm nghiêm trọng luật pháp và thông lệ quốc tế, không phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia."
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam đến để trao công hàm phản đối mạnh mẽ hành động này và yêu cầu phía Trung Quốc khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm những nhân viên vũ trang có hành động đối xử thô bạo với ngư dân Việt Nam, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam, đồng thời có các biện pháp ngăn chặn không để những hành vi tương tự tái diễn./.
▪ Ngày đầu triển khai Luật Bảo hiểm y tế : Thủ tục khám chữa bệnh đã được cải thiện (02/10/2009)
▪ Khuất tất tại Uỷ ban Phòng, chống AIDS TP.Hồ Chí Minh: Báo cáo thành tích trên... mây! (17/09/2009)
▪ Tuyến TƯ từ chối danh hiệu... bệnh viện thân thiện! (16/09/2009)
▪ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH (13/09/2009)
▪ Trường Giáo dục đào tạo và giải quyết việc làm số 5 : Bệ phóng cho những nghị lực (13/09/2009)
▪ Hãy để trẻ em lên tiếng (11/08/2009)
▪ Hoa Kỳ hỗ trợ Quân y Việt Nam về an toàn truyền máu (11/08/2009)
▪ TP. HCM : Doanh nghiệp “ngại” con nghiện (29/07/2009)
▪ Ba giải pháp nhằm đạt Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (09/07/2009)
▪ Điện Biên : Không có chuyện 40% SV hiến máu của tỉnh nhiễm HIV (18/06/2009)