Chưa đủ tuổi điều khiển xe máy, không có bằng lái xe, vượt đèn đỏ, lạng lách đánh võng… các lỗi vi phạm đó dường như “hội tụ” đủ trong những cô cậu học sinh áo trắng đang hàng ngày đến trường. >> “Nườm nượp” học sinh đi xe máy đến trường Mặc dù gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng đã ra sức tuyên truyền, giáo dục và nhắc nhở học sinh không được điều khiển xe môtô, tuy nhiên sự tuyên truyền và cả cảnh báo về hậu quả của TNGT dường như là “nước đổ đầu vịt”. Cổng trường nào cũng phát hiện vi phạm 7h sáng 27-9, có mặt trước cửa cổng trường Việt Đức, theo ghi nhận của nhóm phóng viên chúng tôi có hàng chục học sinh trong đồng phục học sinh “lượn” xe máy đến trường. Ngồi trên những chiếc xe máy với đủ kiểu dáng, nhãn hiệu đắt tiền là các cậu “ấm”, cô “chiêu” với tóc tai được nhuộm xanh nhuộm vàng. Những chiếc xe này được đẩy vào trong ngõ nơi rất nhiều những gia đình có dịch vụ trông giữ xe máy, xe đạp. Sau khi gửi gắm xe máy của mình cho những điểm trông giữ xe, họ ung dung đi bộ vào lớp. Tại một bãi gửi xe trên đường Lý Thường Kiệt gần cổng trường Việt Đức, một học sinh trường THPT Việt Đức cho biết: Địa điểm gửi xe phải không quá xa vì như vậy đi bộ sẽ mỏi nhưng cũng không được quá gần để tránh bị thầy cô giáo nhìn thấy.
Tuy nhiên cũng theo em học sinh này: “Hiện nay chúng em chỉ không cho xe vào bãi gửi xe của trường vì nhà trường cấm chứ việc gửi gần hay xa, giờ cũng chẳng ai quan tâm. Cứ chọn điểm gửi xe nào gần nhất, an toàn nhất để sau khi học xong là có thể “vù” ra lấy xe phóng đi dạo phố. Tan giờ học thầy cô giáo làm sao quản được mình”. Nói xong em cùng nhóm bạn cười ré và “tót” lên xe hòa vào dòng người trên phố bỏ lại đằng sau vệt khói dài với một mùi khen khét. Tại cổng trường THPT Hà Nội - Amsterdam vào giờ tan học, ở những bãi xe của các khu tập thể B1, B5 ở đường Núi Trúc quanh trường, bãi nào cũng tràn ngập màu áo trắng của các cô, cậu học trò. Việc học sinh đi xe máy đến trường rồi gửi ở ngoài không có gì lạ, tuy nhiên điều cũ ấy vẫn tồn tại và để xử lý những hành động này của học sinh là điều không dễ. Không chỉ đi xe máy đến trường, việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi và điều khiển xe máy đối với học sinh cũng được coi là “của hiếm”. Có nhiều lý do dẫn đến việc không đội mũ bảo hiểm như nóng, khó chịu, xấu hay thậm chí là làm mất kiểu... tóc mới. H.D.C học sinh lớp 11 trường PTTH Hà Nội-Amsterdam dáng người mảnh khảnh sau một hồi loay hoay mới “lôi” được từ trong bãi gửi xe ra chiếc SH và “khoe”: “Bây giờ đi học bằng xe đạp thì lâu, hít bụi đầy phổi. Đi xe buýt thì hay bị tắc đường và chen chúc trên xe không chịu nổi. Cách tốt nhất là đi… xe máy. Vừa nhanh vừa… tiện”. “Thế em có biết đi xe máy là vi phạm Luật Giao thông và sẽ bị CSGT xử phạt không?”. Không chỉ có tiếng cười của H.D.C mà nhóm bạn của em cũng cười nghiêng ngả và nhìn chúng tôi như những người từ hành tinh lạ thay cho câu trả lời. Sau khi điểm quân số đầy đủ, những chiếc “chiến mã” phóng vù đi và tất nhiên ngồi trên xe là những học sinh còn nguyên đồng phục và trên đầu thì trống rỗng theo cả hai nghĩa. Đau lòng những hình ảnh Hiện nay, không một trường nào dám khẳng định 100% học sinh của mình không đi xe máy đến trường và ngoài giờ học. Đó là một thực tế đáng buồn và không thể phủ nhận. Trường học với “đẳng cấp” càng cao, nơi càng có nhiều học sinh con nhà giàu theo học thì cũng đồng nghĩa với nhiều học sinh đi xe máy đến trường.
Dạo một vòng quanh các trường THPT có tiếng trên địa bàn thành phố như Việt Đức, Trần Phú, Hà Nội - Amsterdam, Đống Đa, Phan Đình Phùng, chúng tôi dễ dàng nhận thấy phương tiện đi lại, đến trường của một số đông học sinh đó chính là những chiếc xe máy đắt tiền. Tại cổng trường THPT Việt Đức, không khó khăn gì để nhận ra những bãi gửi xe ngay sát cổng trường. Và ngay cả cô Lê Thị Mỹ Hạnh - Phó Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức cũng thừa nhận: “Chúng tôi cũng không dám khẳng định tại những bãi gửi xe ngoài cổng trường không có xe của học sinh trong trường. Có thầy cô nào dám chắc trong những bãi gửi xe ấy không có chiếc xe máy nào của học sinh trong trường”. Chắc hẳn mỗi ai có dịp đi qua Bệnh viện Việt Đức sẽ đều nhận thấy những hình ảnh được treo bên ngoài bệnh viện. Trên các bức ảnh đó là những thân hình méo mó, bầm dập, trầy trụi… của những nạn nhân bị TNGT trong đó có cả những học sinh đang tuổi cắp sách đến trường. Học sinh đi xe máy đến trường là sự vi phạm về pháp luật, tuy nhiên chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho các em vì trong sự vi phạm đó có cả trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cả xã hội. Theo Tiểu Minh |
▪ Cán bộ chủ chốt TP Hà Nội nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) (01/10/2008)
▪ Hội An: Sông Hoài trước nguy cơ bị “bức tử” (01/10/2008)
▪ Giải đen bằng gái đồng trinh – Sự cuồng tín điên rồ (01/10/2008)
▪ Tối nay, bão mới tiến vào biển Đông (01/10/2008)
▪ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội (01/10/2008)
▪ Kẹt xe trên Quốc lộ 1A 5 giờ liền (30/09/2008)
▪ Bão số 7 vào miền Trung sớm, dân không kịp trở tay (30/09/2008)
▪ Đầu tư 49.000 tỷ đồng xây nhà xã hội: Người thu nhập thấp hết “khát” nhà ở (30/09/2008)
▪ Dân rào cầu ngăn “siêu dự án” khoan thăm dò địa chất (30/09/2008)
▪ Ngưng chuyển nhượng đất tại làng nghề “tai tiếng” (30/09/2008)