|
Nếu như năm 2006 chỉ 19 tỉnh có chỉ số giới tính 110 trở lên thì đến 2007, con số này đã là 35 tỉnh.
Sự chênh lệch nam - nữ khi sinh ở Việt
Đó là kết quả điều tra biến động dân số 2007 của Tổng cục thống kê, được xem là chính xác và khoa học nhất trong các số liệu đã công bố, do Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đưa ra trưa 2/7. Theo đó, trong năm 2007, chỉ số giới tính khi sinh (số bé trai/bé gái) là 112 trong khi năm trước đó là 110. Con số này đã vượt mức bình thường là 103-107. Đứng đầu là các tỉnh Điện Biên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Đăk Lăk, Ninh Thuận.
Nếu như năm 2006 chỉ 19 tỉnh có chỉ số giới tính 110 trở lên thì đến 2007, con số này đã là 35 tỉnh. Theo bà Trần Thị Vân, chuyên gia của UNFPA, nguyên nhân là xu hướng thích con trai vẫn rất mạnh mẽ, nhiều người ngay từ đứa con đầu lòng đã quyết định phải là trai. Trong khi đó, các phương tiện chẩn đoán giới tính thai nhi và dịch vụ nạo phá thai đều rất sẵn. Thông tin về cách thức lựa chọn giới tính cũng lan rất nhanh trong nhân dân.
Tình trạng trên nếu không được ngăn chặn sẽ còn nghiêm trọng nữa, giống như Ấn Độ và Trung Quốc. Ở hai nước này, chỉ số giới tính từ 110 đã lên đến 125, số tỉnh ở mức 110 trở lên tăng gấp đôi chỉ trong 5-10 năm.
Tác động của sự chênh lệch nam nữ sẽ không nhìn thấy ngay trong 5-10 năm tới, nhưng sau 15 năm nữa, khi các em trai hiện nay đến tuổi yêu và kết hôn, sẽ xuất hiện hàng loạt vấn đề như: Khó tìm vợ, phải di dân sang các nước nhiều phụ nữ để kết hôn; tăng nạn mại dâm, hãm hiếp, buôn bán phụ nữ.
Hiện có nhiều văn bản pháp luật cấm chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi, nhưng việc thực hiện không thật hiệu quả. Theo các chuyên gia UNFPA, vấn đề hiện nay là phải tuyên truyền mạnh hơn nữa giá trị của con gái, vai trò phụ nữ trong gia đình, xã hội.
Về mức tăng dân số, điều tra của Tổng cục thống kê lại cho một kết quả khá lạc quan: Tổng tỷ suất sinh (số con trung bình mà một phụ nữ sinh ra - chỉ số quan trọng nhất để đánh giá xu hướng sinh của một nước) giảm liên tục trong 9 năm qua và đạt mức thấp nhất là 2,07 vào 2007. Việt
"Kết quả đó cho thấy không hề có sự bùng nổ dân số như một số phương tiện truyền thông đưa tin" - bà Trần Thu Vân khẳng định. Điều này không có nghĩa dân số Việt
Tỷ lệ sinh con thứ ba cũng liên tục giảm, từ 24,3% năm 2002 xuống còn 19,3% năm 2007, thấp nhất từ trước đến nay, theo điều tra biến động dân số kể trên. Các trường hợp sinh trên hai con cao nhất ở Tây Nguyên và Bắc Trung bộ, và tập trung đến 2/3 trong nhóm phụ nữ chưa đi học hoặc không hết cấp 1.
Theo báo cáo của Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), trong quý đầu 2008, số trẻ là con thứ ba tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, UNFPA cho rằng, để có con số chính xác của cả năm, cần chờ kết quả điều tra biến động dân số 2008. "Hầu như năm nào cũng có những thông tin bùng nổ dân số và tăng con thứ ba, nhưng điều tra của Tổng cục Thống kê sau đó đều cho thấy ngược lại" - ông Dương Văn Đạt, cán bộ chương trình sức khỏe sinh sản của UNFPA nói.
Điều tra dân số cũng cho thấy, Việt
Cũng do số người trong độ tuổi lao động, sinh sản tăng nên dù tổng tỷ suất sinh giảm, dân số Việt
Theo VNE
▪ Học sai lầm từ các nước khác để tránh khủng hoảng (03/07/2008)
▪ Hoạt động của Hoa hậu Thế giới Trương Tử Lâm tại Hà Nội (02/07/2008)
▪ Những nàng dâu sống trong 'ngục' nhà chồng (02/07/2008)
▪ Việt Nam làm gì trong cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an? (02/07/2008)
▪ Tháng 7-2008: Lần đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm chức chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (01/07/2008)
▪ Nhiều cải cách mạnh mẽ phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế (01/07/2008)
▪ Nghèo tiền bạc nhưng giàu hạnh phúc (30/06/2008)
▪ Cán bộ thủ đô phải về tận “điểm nóng”! (28/06/2008)
▪ Quảng Ngãi: diễu hành cổ động Ngày quốc tế phòng chống ma túy (27/06/2008)
▪ Thủ tướng chỉ đạo kiềm chế lạm phát 6 tháng cuối năm (26/06/2008)