(VietNamNet) - Tình trạng giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư làm nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao. Vì thế nên tạm ngưng các điểm giết mổ này.
Sáng ngày 6/11, ông Nguyễn Thiện Nhân- Phó chủ tịch UBND TP.HCM, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm, thuỷ cầm đã đến kiểm tra, thị sát tinh hình kinh doanh và giết mổ tại các cơ sở nhỏ lẻ.
Tại Q5, ông Nhân đã có buổi làm việc với các ban ngành địa phương. Chợ Trần Chánh Chiếu (P.14, Q.5), một trong những “điểm nóng" được lãnh đạo thành phố quan tâm đặc biệt vì chợ vẫn còn diễn ra tình trạng buôn bán gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn cứ diễn ra mặc dù báo chí và công luận thường xuyên lên tiếng.
![]() |
Thực trang giết mổ gia cầm, thủy cầm tại khu vực hẻm 399, P.5, Q8, TP.HCM. |
Ở khu vực này, các ban ngành địa phương đã cố găng giải quyết nhưng chưa thể làm “tới nơi tới chốn”. Tại chợ Trần Chánh Chiếu, hàng ngày vẫn còn một số hộ dân thiếu ý thức lén lút kinh doanh gia cầm sống. Họ giấu gà, vịt trong nhà, chỉ khi nào họ ”đánh hơi” được khách hàng có nhu cầu mua mới dẫn khách vào tận chuồng trực tiếp chọn lựa.
Tuy nhiên, đại diện Trạm thú y quận 5 cho biết, tại khu vực chợ Trần Chánh Chiếu, tình trạng mua bán gà vịt không kiểm dịch đã lắng xuống. Đến nay, một số hộ đã chuyển sang xay sát gạo và buôn bán nhỏ khác.
Ông Nhân cũng đã đi thị sát tại điểm nóng hẻm 399, P.5, Q.8, nơi mà tình trạng giết mổ gia cầm, thuỷ cầm trái phép vẫn còn phổ biến.
Theo đánh giá của ông Nhân, tình trạng giết mổ của các cơ sở nhỏ lẻ trong khu dân cư có thể gây nguy cơ cao cho việc lây lan dịch bệnh. Vì vậy, ông Nhân đề nghị nên tạm ngưng các điểm giết mổ này.
Hệ thống nước thải ở đây cũng chưa đảm bảo yêu cầu dễ gây ô nhiễm môi trường. Trước tình trạng đó, Trưởng ban chỉ đạo dịch cúm gia cầm, thuỷ cầm thành phố yêu cầu quận 8 phải nhanh chóng dẹp bỏ tình trạng bát nháo nói trên.
![]() |
Lãnh đạo thành phố đề nghị tạm ngưng các cơ sở giết mổ gia cầm, thủy cầm trong khu dân cư. |
Để các hộ dân nơi đây có cơ hội chuyển đổi ngành nghề, thành phố sẽ hỗ trợ tiền cho họ trong vòng 6 tháng (mức hỗ trợ cụ thể sẽ được thông báo sau). Sau thời gian này, hộ nào muốn tiếp tục làm nghề giết mổ gia cầm, thủy cầm sẽ được chuyển về địa điểm giết mổ tập trung sử dụng dây chuyền hiện đại chứ không thể áp dụng biện pháp giết mổ thủ công như hiện nay.
Cùng ngày, Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm thuỷ cầm TP.HCM cùng Thành Đoàn, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quân làm vệ sinh môi trường, phun thuốc tiêu độc, khử trùng tại khu dân cư và các cơ sở chăn ở huyện Hóc Môn.
▪ Sinh viên và Mỹ Tâm thăm Honda Việt Nam (29/10/2005)
▪ Dân chưa đồng hành chống dịch (07/11/2005)
▪ Đã xoá điểm đen tự tạo trên QL5 (04/10/2005)
▪ Người dân mất cảnh giác (04/11/2005)
▪ Chim cảnh trước "cơn bão" cúm gia cầm (04/11/2005)
▪ Sốt thuốc Tamiflu ở TP Hồ Chí Minh (04/11/2005)
▪ Tuổi vàng nữ trang hạ chuẩn, khách hàng thiệt (05/11/2005)
▪ Nguyễn Thái Học, phố văn hóa đêm ở Hà Nội (05/11/2005)
▪ Phòng, chống dịch cúm gia cầm ở miền trung phải có biện pháp mạnh (06/11/2005)
▪ Phát triển khoa học - công nghệ phục vụ sự nghiệp đổi mới (04/11/2005)