![]() |
Việt Nam - Lào ký kết chương trình phối hợp phòng, chống mua bán người năm 2017. Ảnh Dũng Phạm
Thực hiện Hiệp định về hợp tác phòng, chống mua bán người (PCMBN) và bảo vệ nạn nhân bị mua bán giữa Chính phủ Việt Nam và Lào (ký ngày 03/11/2010, tại Hà Nội), trong năm 2016, các Bộ, ngành chức năng và các địa phương, nhất là 10 tỉnh giáp biên giới với Lào đã ban hành kế hoạch chỉ đạo triển khai phối hợp, lồng ghép với thực hiện chương trình quốc gia và kế hoạch hành động Tiểu vùng sông Mê-Kông về PCMBN trên các lĩnh vực trao đổi thông tin, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, khảo sát, điều tra, tập huấn…, phù hợp với điều kiện từng địa phương và pháp luật của mỗi nước.
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng Việt Nam chỉ đạo công an các địa phương, đồn Biên phòng các tỉnh có chung đường biên giới với Lào tăng cường triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tiến hành điều tra cơ bản, tuần tra, kiểm soát biên giới.
Các Bộ, ngành, địa phương, nhất là các tỉnh giáp biên giới với Lào đã đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp tại cộng đồng về phòng, chống mua bán người. Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã chỉ đạo Hội phụ nữ các tỉnh giáp biên giới phối hợp với lực lượng chức năng của Lào tổ chức diễn đàn, đối thoại, tư vấn việc làm, hỗ trợ các thông tin về hôn nhân với người nước ngoài, xuất khẩu lao động, chính sách về phòng, chống mua bán người, di cư lao động an toàn tại các tỉnh Điện Biên, Nghệ An, Hà Tĩnh; tuyên truyền cho đồng bào dân tộc Mông tại các địa bàn giáp biên giới với Lào thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị… về di cư an toàn, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống mua bán người.
Bộ đội Biên phòng các tỉnh giáp biên giới 2 nước xây dựng 9 kế hoạch nghiệp vụ điều tra, xác minh, đấu tranh triệt phá 6 đường dây, bắt 8 đối tượng, giải cứu được 15 nạn nhân; phối hợp với cơ quan chức năng Lào xử lý 1 vụ, 53 người xuất cảnh trái phép sang Lào lao động thời vụ, nghi vấn liên quan đến mua bán người…
Dựa trên tình hình thực tế và đặc điểm của mỗi bên, trên tinh thần hợp tác, hữu nghị, hai bên đã thảo luận và thống nhất các hoạt động cần phối hợp thực hiện giữa hai nước trong năm 2017 .
Đó là hoàn thiện cơ chế trao đổi thông tin thông qua các hình thức khác nhau; phối hợp đấu tranh với các vụ án cụ thể, tạo các điều kiện hỗ trợ điều tra, khám phá, bóc gỡ các đường dây, băng ổ nhóm tội phạm, tổ chức truy bắt, trao trả đối tượng và giải cứu nạn nhân; phối hợp tổ chức triển khai thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trên tuyến biên giới Việt Nam-Lào (thời gian từ 01/7-30/9/2017).
Đồng thời triển khai công tác xác minh, xác định và hồi hương nạn nhân bị mua bán nhanh chóng, kịp thời; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân về phòng, chống mua bán người; xây dựng mô hình phòng ngừa, phối hợp phá các vụ án phối hợp về phòng, chống mua bán người…
▪ An Giang: Nan giải chuyện phòng, chống mại dâm (10/03/2017)
▪ Tội phạm lộng hành, lãnh đạo phải chịu trách nhiệm (08/03/2017)
▪ Cứu cánh cho người nghiện ma túy ở huyện biên giới (06/03/2017)
▪ Bước 'chuyển mình' của một Trung tâm cai nghiện bắt buộc (06/03/2017)
▪ Các địa phương triển khai công tác phòng, chống tệ nạn xã hội (03/03/2017)
▪ Vỡ òa hạnh phúc ngày đoàn tụ (02/03/2017)
▪ Bí thư Hà Nội yêu cầu làm rõ việc mua bán 'bóng cười' (15/02/2017)
▪ Hà Nội triển khai kế hoạch phòng, chống mua bán người (13/02/2017)
▪ Xây dựng xã, phường lành mạnh: Còn những khó khăn (11/02/2017)
▪ Học sinh tố bị quấy rối tình dục lên Bí thư Thăng (04/02/2017)