![]() Khỉ có, chim có, thậm chí cả hươu cao cổ cũng làm cái trò... |
Theo thuyết tiến hóa, tính dục là phương tiện để chuyển giao gien lại cho thế hệ sau. Vậy thì hành vi tình dục đồng giới từ đâu mà có? Phải chăng nó xuất hiện từ trong quá trình tiến hóa, hay chỉ để lấy khoái cảm mà thôi? Tình dục đồng giới ở động vật chỉ là một trong số nhiều hành vi tính dục. Hành vi này tương đối phổ biến và ở một số loài, nó xuất hiện với tần suất khá dày. Trong thế giới động vật, cuộc sống chung thuỷ "một vợ một chồng" thực sự là "của hiếm". Chúng "sinh hoạt" khá bừa bãi - một con đực với nhiều con cái, một con cái với nhiều con đực, hoặc chung chạ lung tung, v.v... TS Geoff McFarlane, nhà sinh học thuộc ĐH Newcastle (Anh), cho biết: Thế giới động vật có rất nhiều cách sắp xếp cũng như cách "sinh hoạt". Thú đồng tính Hành vi tình dục đồng giới đã được giới khoa học quan sát khá kỹ lưỡng ở hầu như tất cả các loài vật. Trên thế giới, có tổng cộng khoảng 450 loài có thói quen quan hệ tình dục đồng giới. McFarlane cũng đã tìm kiếm trong các tác phẩm khoa học xem có trường hợp tình dục đồng giới nào không. Ông tìm thấy một danh mục các hành vi tình dục đồng giới, trong đó đáng chú ý là sờ nắn cơ quan sinh dục và cưỡi lên nhau. Mặc dù hai hành động này có vẻ "gió thoảng mây bay" hơn là một mối quan hệ bền vững, nó cho chúng ta thấy rằng tính dục vẫn là tính dục, còn các hành vi khác như chải chuốt lại không "lọt" được vào danh mục này. McFarlane nhận thấy hành vi tình dục đồng giới ở các loài linh trưởng phổ biến hơn so với các động vật có vú khác nhưng không phải là không xảy ra ở chim chóc, bò sát, lưỡng cư, cá, côn trùng và các loài động vật không xương sống. Không chỉ ở động vật hoang dã mà ở gia súc gia cầm cũng tồn tại hiện tượng này, đặc biệt là cừu đực. Hầu hết các hành vi tình dục đồng giới mô tả trong sách vở đều xuất hiện ở động vật có vú. Hươu cao cổ sống trong những nhóm toàn con đực, và chúng chỉ quan hệ với hươu cái nhằm mục đích sinh sản. Khoảng 80% quan hệ giữa các chú hươu cao cổ đực với nhau mang tính chất tình dục và thường biểu hiện bằng hành vi cưỡi lên nhau. Tỷ lệ cưỡi lên nhau ở sư tử đực là 8%. Đặc biệt, các loài linh trưởng có những mối quan hệ tình dục đồng giới rất phức tạp. Khoảng 30 loài linh trưởng đã được ghi nhận là có "cặp bồ" đồng tính, thậm chí có những đôi còn quan hệ với nhau rất lâu dài. Chim chóc đồng tính Trên 130 loài chim, loài hồng hạc nổi tiếng quý hiếm dành khá nhiều thời gian trong cuộc đời cho các mối quan hệ tình dục đồng giới. McFarlane cho biết: "Hồng hạc là một ví dụ điển hình cho hiện tượng đồng tính ở chim chóc. Khoảng 6% số hồng hạc trống thực sự cặp đôi với nhau và làm tất cả những "trò" mà chim trống và chim mái vẫn làm, kể cả âu yếm và nuôi nấng con cái. Chúng có thể chiếm lấy một cái tổ và nuôi chim con." Điều đáng ngạc nhiên là ở các loài chim nước, chim trống đồng tính lại thường thành công hơn các chú chim "vợ con đề huề". Đơn giản là vì chúng hiếu chiến hơn và có thể xâm chiếm được nhiều lãnh thổ hơn. Trong số các cặp nhạn biển Roseate, có một phần ba là "thuần chị em" - chúng cặp đôi với nhau và nuôi con. Cả hai cùng đẻ trứng và thường là một số trứng vẫn được thụ tinh. Điều này chứng tỏ rằng chúng vẫn thường xuyên "nhập nhèm" cả với "cánh đàn ông". Ở Australia, giới khoa học đã thống kê được hơn 40 loài chim có hành vi tình dục đồng giới. Xu hướng này có thể vẫn còn tiếp tục phát triển. Thậm chí ở loài galah, quan hệ đồng giới vẫn tiếp tục được duy trì ngay cả khi "bạn đời" chết hay dân số trong đàn hoặc tỷ lệ trống-mái thay đổi. Đi tìm lời giải đáp Theo thuyết tiến hóa của Darwin, động vật tiến hóa vì những đặc điểm thay đổi sẽ tạo nên lợi thế về mặt sinh sản cho chúng. Những đặc điểm ấy sẽ được truyền lại cho nhiều thế hệ sau. Trước đây, các nhà sinh học đã nhiều lần thử giải thích về hành vi tình dục đồng giới ở động vật, chẳng hạn như động vật "nhầm" giới tính, nghịch ngợm, hoặc "tập" trước khi "xung trận" thực sự. Có người lại cho rằng hiện tượng đồng tính nảy sinh vì trong cộng đồng thiếu con đực hoặc con cái, hoặc đó là kết quả của quá trình nuôi nhốt. Một trong những thuyết mới nhất là thuyết "mua vui" của Paul Vasey thuộc ĐH Lethbridge (Canada). Ông tiến hành quan sát về hành vi tình dục đồng tính của khỉ đầu chó Nhật Bản và nhận thấy 33% số hành vi đồng tính của chúng là giữa các con cái. Lời giải thích của ông là điều mà chưa ai nghĩ tới: Chúng làm thế chỉ để mua vui!!! Vậy hành vi tình dục đồng giới là bẩm sinh hay do học hỏi mà có? Cũng như các hành vi khác của động vật, đây là sự giao thoa giữa vai trò của tự nhiên và "học hỏi" trong đó mỗi loài lại mang một đặc điểm khác nhau. Trên phương diện "học hỏi", hành vi này chịu tác động của sự thống trị và tôn ti trật tự. Trên phương diện "tự nhiên", các nhà sinh học cho rằng hành vi này là kết quả của hiện tượng tăng mức hormon trước và sau khi sinh. Elizabeth Atkins-Regan, nhà nghiên cứu thuộc ĐH Cornell, đã thử nghiệm bằng cách cho chim sẻ mái tiếp xúc với chất ức chế tổng hợp oestrogen. Lũ chim mái non nở ra có xu hướng thích chim mái, nhưng trong trường hợp bị ức chế hormon trống, lũ chim trống non nở ra lại thích chim trống hơn. |
▪ Khi con bạn thủ dâm (23/09/2004)
▪ Cho - nhận phôi trong điều trị vô sinh (23/09/2004)
▪ 9 biện pháp bảo vệ khả năng sinh sản của nam giới (20/09/2004)
▪ Bạn quan hệ tình dục lần đầu vào năm bao nhiêu tuổi? (15/09/2004)
▪ Biện pháp khắc phục xuất tinh sớm (07/07/2004)
▪ 6 vấn đề phụ nữ cần biết khi sinh hoạt tình dục (07/07/2004)
▪ Bạn hiểu gì về sex? (07/07/2004)
▪ “Cái ấy”... nhỏ và ngắn? (06/07/2004)
▪ Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ (tiếp theo) (22/06/2004)
▪ 7 sai lầm phụ nữ thường mắc phải (17/06/2004)