![]() |
Thiếu niên không thể đi ngủ sớm. |
Ai cũng biết rằng thiếu niên ghét dậy sớm. Song phải chăng chúng thực sự lười biếng, hay còn có nguyên nhân nào khác? Một nghiên cứu tại châu Âu về thói quen ngủ của 25.000 người đã cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho thấy sinh lý là "thủ phạm" của việc nằm rốn.
Cho dù trẻ em lên giường ngày càng muộn khi lớn dần, thì qua một bước ngoặt ở tuổi 20, chúng lại bắt đầu đi ngủ sớm. Thay đổi này đột ngột đến mức các nhà nghiên cứu phỏng đoán nó chính là dấu mốc chấm hết thời kỳ vị thành niên.
Tất cả chúng ta đều trải qua các giai đoạn dậy thì và vị thành niên trước khi đạt đến tuổi trưởng thành. Cả hai giai đoạn này xảy ra khi hệ thống sinh sản bắt đầu chín. Các nhà khoa học đồng ý rằng giai đoạn dậy thì chấm dứt khi xương ngừng tăng trưởng - khoảng 16 tuổi ở nữ và 17,5 tuổi ở nam. Nhưng điểm cuối cùng của thời kỳ vị thành niên không được xác định rõ ràng như thế.
Các pha thức, ngủ của con người được quy định bởi một "đồng hồ" ở bên trong cơ thể. Mỗi chu kỳ kéo dài 24 giờ, nhưng thời gian chính xác thì thay đổi ở mỗi người. Những người có chu kỳ ngủ sớm (kiểu chiền chiện) thường có xu hướng lên giường sớm và dậy sớm, trong khi những người có chu kỳ muộn (kiểu cú) thường thích hoạt động ban đêm và ngủ dậy muộn vào buổi sáng.
Để điều tra xem chu kỳ này biến đổi như thế nào trong đời, Till Roenneberg từ Đại học Munich, Đức, và cộng sự đã hỏi 25.000 người, tuổi từ 8 đến 90, về thời gian ngủ và thức giấc của họ.
Từ kết quả này, nhóm nghiên cứu tính ra "điểm giữa" trung bình trong giấc ngủ của mỗi người - nói một cách khác, là thời gian nằm giữa lúc họ đi ngủ và khi họ thức dậy - trong những ngày họ không phải làm việc.
Khi dựng biểu đồ điểm trung bình của mỗi người, nhóm nghiên cứu nhận thấy trẻ em có xu hướng đi ngủ ngày càng muộn cho đến năm 20 tuổi. Ở giai đoạn đó, một bước chuyển đột ngột trong thói quen lên giường diễn ra, và điểm trung bình lại bắt đầu ngày một sớm dần.
Roenneberg cho biết ông không thể chứng minh rằng bước ngoặt này là do các nhân tố hành vi hoặc môi trường gây ra. "Phải chăng thiếu niên ngủ muộn vì đi khiêu vũ, hoặc đi khiêu vũ vì ngủ muộn?", ông hỏi. Song ông tin rằng sự thay đổi đột ngột đó có nguyên nhân sinh lý. "Đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể tìm ra dấu vết của điểm cuối cùng của thời niên thiếu".
Roenneberg cũng chỉ ra rằng thời gian của bước chuyển phản ánh xu hướng nữ giới phát triển sớm hơn nam giới. Nếu như phái đẹp trong nghiên cứu ngủ muộn nhất vào thời kỳ 19,5 tuổi, thì phái mạnh đi ngủ muộn hơn cho đến lúc 20,9 tuổi.
Thuận An (theo Nature)
▪ Lưu ý khi phá thai bằng thuốc (31/12/2004)
▪ ''Nỗi khổ'' đàn ông (30/12/2004)
▪ Cớ sao chàng đắm đuối ''hai trái đào tiên''? (30/12/2004)
▪ Khi em yêu người đàn ông lớn tuổi (30/12/2004)
▪ ''Ỉu xìu'' vì ... ăn (29/12/2004)
▪ Người tình ''một phút'' (29/12/2004)
▪ Thấy đau ngay cả khi ''sung sướng'' (29/12/2004)
▪ Vòng 2 của chàng tỷ lệ nghịch với ''chuyện ấy'' (28/12/2004)
▪ Viêm đường tiết niệu và sinh hoạt tình dục (28/12/2004)
▪ Béo phì làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai (30/12/2004)