Trước đó, ở chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên vào ngày 4.6, các nhà du hành của tàu Discovery đã lắp đặt thành công bộ phận chính của Kibo vào Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), đưa Nhật Bản trở thành nước góp mặt với phòng thí nghiệm lớn và hiện đại nhất trạm.
Phòng thí nghiệm Kibo được đưa sang trạm vũ trụ trong chuyến đi bộ đầu tiên - Ảnh: AFP
Trong chuyến đi thứ hai này, hai phi hành gia Mike Fossum và Ronald Garan đã gắn thành công hai camera cho phòng thí nghiệm Kibo. Hai camera này sẽ được sử dụng như "đôi mắt" để định hướng hoạt động cho cánh tay robot của Kibo.
Ngoài ra, các phi hành gia cũng đã di chuyển một camera vô tuyến phía ngoài trạm do bị mất năng lượng hoạt động, đồng thời "dọn đường" cho việc thay đổi một thùng nhiên liệu nitrogen của trạm, sẽ được thực hiện trong chuyến đi tới.
Theo Hãng tin AP, ngày mai 7.6, các phi hành gia sẽ tiến hành kiểm tra sự hoạt động của cánh tay robot gắn trên Kibo với "đôi mắt" vừa được lắp ráp. Đến chủ nhật 8.6, chuyến đi bộ ngoài không gian cuối cùng sẽ được thực hiện để khép lại sứ mệnh lần này của tàu Discovery.
Được biết, tàu Discovery được phóng lên ISS từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida (Mỹ) ngày 31.5 trong chuyến đi dự kiến kéo dài 14 ngày.
D.B
(tổng hợp)
▪ Những tên miền nguy hiểm nhất thế giới (05/06/2008)
▪ Những trận "đấu tay đôi" kinh điển nhất giới IT (02/06/2008)
▪ Quay phim trực tiếp lúc virus HIV ra đời (31/05/2008)
▪ Vinasat 1 bắt đầu được đưa vào khai thác (31/05/2008)
▪ Một công ty tuyên bố sở hữu toàn bộ link đồ họa Internet (29/05/2008)
▪ Khi “Chiến hạm blog” đổ bộ VN (29/05/2008)
▪ Những bức ảnh mới nhất từ sao Hỏa (29/05/2008)
▪ Xem thông tin cước phí internet (26/05/2008)
▪ VINASAT-1 đã truyền phát những tín hiệu đầu tiên thành công (24/05/2008)
▪ Lần đầu tiên quay được vụ nổ sao băng (22/05/2008)