Ba năm trước đây, hồ Mweru ở phía bắc của
Nhưng rồi khi cái đói, cái nghèo tìm đến với Cộng hoà dân chủ nhân dân Cônggô và hàng loạt mỏ khai thác đồng của
Bà Muhone sống tại vành đai có mỏ khai thác đồng ở
Bà Mhuno cho biết: “Người dân khắp nơi tụ tập về đây – có người Zimbabwe, người Nam Phi, người Nigeria, Malawi và Congo. Khi họ gặp nhau thì bạn biết rồi đấy, bản năng tự nhiên của con người là thế. Ở bất cứ nơi nào có con người thì ở đó xảy ra những cuộc hôn nhân tạm thời. Đàn ông khó có thể sống không vợ trong thời gian quá dài còn phụ nữ thì có thể vì quá cùng quẫn mà phải bán mình. Và vì thế HIV bắt đầu xuất hiện rồi lan tràn. Giờ đây nó đã rất, rất phổ biến trong vùng này”.
Hồ Mweru và các lều trại dựng lên cạnh đó trở thành tiền tuyến của bệnh dịch thế kỷ ở châu Phi. Các thị trấn và làng mạc hiện lên từ chỗ chẳng có gì và con đường nhựa kéo dài tới miền Nam của Zambia đã khiến việc buôn bán trở nên dễ dàng hơn. Phụ nữ nghèo tụ tập ở đây và làm mại dâm, biên giới trở thành điểm qua lại và có rất nhiều tiền ở đó.
Các thống kê có được sẽ khiến độc giả giật mình kinh sợ hơn nhiều. Tổ chức Médecins sans Frontières đã đến Nchelenge, một thị trấn ven hồ lớn nhất, hồi năm 2001 và trong một tháng đã làm xét nghiệm HIV cho 400 người ở đó. Kết quả cứ 4 người trong độ tuổi 15-49 lại có 1 người nhiễm HIV dương tính. Trong số này, khoảng 1,500 người đang trong giai đoạn chuyển tiếp sang AIDS và cần được điều trị thuốc kháng virus ngay. Tuổi thọ của người dân ở đây đã giảm xuống dưới 40 tuổi và có hàng trăm trẻ mồ côi trong vùng. Gần như gia đình nào ở đây cũng có ít nhất một người nhiễm virus HIV.
Tổ chức MSF ước tính, khoảng 10,000 người dân đang sống ở các làng mạc và thị trấn có phụ thuộc sinh nhai vào khu hồ Mware đã nhiễm phải căn bệnh thế kỷ. Cho tới nay MSF đã điều trị thuốc kháng virus cho được khoảng 350 người. Người ta hy vọng trong năm tới nếu thuốc điều trị rẻ hơn và tiện lợi hơn nữa thì có thể gấp đôi số người được điều trị bằng thuốc kháng virus.
Gertrude là một thương nhân chuyên buôn cá ở miền nam
Doreen là một trong số 80 gái mại dâm ở Nchelenge và trong 400 gái mại dâm ở toàn khu vực rộng lớn. Cô tới đây để kiếm tiền và thấy rất khó để có thể quả quyết về mọi chuyện.
Cô nói: “Tôi năm nay 20 tuổi, người
Nhưng thực tế thì cô biết. Bốn tháng trước cô đã làm xét nghiệm HIV và biết mình không mắc bệnh, cô cho biết, cô không muốn liều lĩnh thêm nữa. Nhưng cô thừa nhận cô vẫn tiếp tục có quan hệ tình dục không bảo vệ với bạn trai cô, anh này đã kết hôn và chưa từng làm xét nghiệm HIV. Cô nói: “Tôi nghĩ tôi đã nhiễm bệnh. Tôi nghĩ mình đủ kiến thức để hiểu điều đó”.
Ông Alex Kunda, chuyên gia cố vấn cho đội tư vấn của MSF cho biết, thanh niên trẻ ở vùng hồ Mware có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Ông nói: “Có có tâm lý cho rằng cần ngủ với càng nhiều phụ nữ càng tốt. Một số cho rằng đó là biểu hiện của nam tính. Ở đây lưu truyền rất nhiều thần thoại về bao cao su. Họ bảo chất bôi trơn ở bao cao su sẽ gây đau bụng, rồi nữa, họ cho rằng việc “tắm cùng với áo mưa” (dùng bao cao su trong quan hệ tình dục) là rất nguy hiểm. Họ nhiếc móc chúng. Các cô gái coi chúng như những chiếc khoá tay. Ngày nay có rất nhiều doanh nghiệp trả lương cho nam giới bằng bao cao su”.
Veronica Muzinga, một thương nhân đã thuê hai ngư dân làm việc cho mình và xuất khẩu cá từ hồ tới các thị trấn ở
Theo ông Kunda, công tác giáo dục ở đây là hết sức cấp thiết. Ông nói: “Trong năm năm qua đã có những thay đổi tích cực. Người dân đã hiểu biết hơn. Giờ đây ai cũng biết về HIV/AIDS. Đã có một số thanh niên tuổi từ 18 đến 24 đã bắt đầu dùng bao cao su. Chúng tôi đã mời họ đến các câu lạc bộ, nhà khách và các quảng trường công cộng. Chúng tôi đã tư vấn cho hàng nghìn người. Những hoạt động đó đã phần nào cải thiện tình hình nhưng còn rất hạn hẹp. Vẫn còn nhiều việc phải làm nữa”.
15 đô la mỗi tháng sẽ cứu sống một cuộc đời
Thử thách lớn nhất mà rất nhiều quốc gia châu Phi đang phải đối mặt chính là đại dịch HIV/Aids. Chỉ có một phần rất nhỏ trong hàng triệu người bệnh ở châu Phi được điều trị thuốc kháng virus. Tờ Guardian điện tử đã cùng với tổ chức Médecins Sans Frontières làm dự án dài hạn nhằm đảm bảo những quyên góp từ thiện của các bạn tới được tận tay những người khó khăn nhất qua các bệnh viện chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS hàng đầu tại quốc gia của họ. Đó là các nước:
Để quyên góp từ thiện:
Bạn có thể gọi điện tới số: +44 (0)800 064 0212 (trực suốt 24 giờ)
hoặc truy cập trang web để biết thêm thông tin chi tiết tại địa chỉ: Guardian.co.uk/christmasappeal
Thường có một tem thư đều đặn có trên các quảng cáo kêu gọi giúp đỡ trên báo. Các tài trợ thông thường chỉ có thể chấp nhận từ các tài khoản ngân hàng ở vương quốc Anh còn với những khoản hỗ trợ chỉ gửi một lần qua bưu điện từ bất cứ một tài khoản ngân hàng nào.
Đặng Dương theo http://rds.yahoo.com
▪ Nữ thanh niên còn ít hiểu biết về bệnh STD (09/01/2006)
▪ Báo động Bắc Kinh về tình trạng đại dịch HIV (07/01/2006)
▪ 75 gia đình có 1 người nhiễm HIV (06/01/2006)
▪ Đoàn chuyên gia Mỹ tìm hiểu tình hình HIV/AIDS tại Việt Nam (06/01/2006)
▪ Jakarta: Năm 2005, 31% số trường hợp tiêm chích ma tuý (04/01/2006)
▪ Bay đêm” đa quốc gia (03/01/2006)
▪ Nigerien: Miễn phí thuốc ARV vẫn ít người làm xét nghiệm HIV (02/01/2006)
▪ 552 ca nhiễm HIV/AIDS ở Islamabad (31/12/2005)
▪ Bangladesh: HIV/AIDS đe doạ gái mại dâm ở Dhaka (30/12/2005)
▪ Biện pháp tình dục khi cả 2 cùng bị nhiễm HIV (29/12/2005)