Tới thời điểm này, bang Sabah (Malaysia) đã có 541 ca nhiễm HIV (397 nam và 144 nữ), 162 ca chuyển sang giai đoạn AIDS và từ năm 1991 đến tháng 10 năm nay đã có 63 ca tử vong vì căn bệnh thế kỷ.
Hôm thứ ba bác sĩ Narimah Hanim Ibrahim, giám đốc hợp tác chính thức của Sở y tế bang (HIV&AIDS) nhận định, các con số trên cho thấy, xu hướng bùng phát đại dịch đang diễn ra rất rõ tại bang Sabah, cụ thể năm 1991 chưa hề có bệnh nhân nào, ngoại trừ năm 2003 chỉ phát hiện 52 người bệnh do chưa nhiều người khai báo còn thì năm ngoái đã lên tới cực điểm với 105 trường hợp được phát hiện.
Tại một hội thảo về HIV/AIDS do Hội đồng tư vấn phụ nữ Sabah (MPWS), Uỷ ban y tế và Sở y tế bang phối hợp tổ chức, bà Narimah Hanim Ibrahim cho biết: "Có tất cả 144 phụ nữ nhiễm HIV qua quan hệ tình dục. Từ tháng giêng đến tháng 10 năm nay ở
Cũng trong bài nói của bà Narimah về "Một nghiên cứu về HIV & AIDS ở Malaysia và Sabah", bác sĩ Narimah cho biết cụ thể hơn về con số cực điểm gây lo ngại ở Sabah là 541 người bệnh, trong đó người Bumiputeras không theo đạo hồi chiếm số lượng nhiều nhất với 243 ca, tiếp đó là số bệnh nhân nước ngoài (142 ca), tiếp nữa là người Trung Quốc (110 ca), người Malays (37 ca), người Ấn Độ (6 ca) và người Sarawakia (3 ca).
Bác sĩ Narimah bình luận: "Đây là tương phản sâu sắc so với bối cảnh chung trong nước về tình hình các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện ở nhóm các dân tộc thiểu số. Vì nếu tính trên cả nước, số bệnh nhân nhiễm HIV người Malays là 47,418 người, người Trung Quốc là 9,699 người và người Ấn Độ là 5,422 người.
Cũng tương tự như thế nếu so sánh về nguyên nhân gây lây nhiễm. Căn cứ vào số trường hợp nhiễm HIV do các nhóm nguy cơ ở Sabah trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 1991 đến tháng 10 năm 2005 có thể thấy, nguyên nhân chính dẫn tới lây nhiễm là quan hệ tình dục (chiếm 84%), tiếp đó là do tiêm chích ma tuý (chiếm 4.8%), lây nhiễm dọc (mẹ sang con) chiếm 2.8% và tình dục đồng tính chiếm 2.2%.
Trong khi đó ở các tỉnh còn lại trong nước thì tiêm chích ma tuý mới là nguyên nhân chính gây lây nhiễm HIV (75%), tiếp đó là lây nhiễm qua quan hệ tình dục (13.8%), tình dục đồng tính (1.1%) và lây nhiễm dọc (0.7%).
Về khía cạnh nghề nghiệp của người bệnh, bác sĩ Nariman cho biết, 223 bệnh nhân nhiễm HIV ở Sabah (trong tổng số 541 ca) từ chối không nói về nghề nghiệp của họ, còn những người khác (169 người) thì hoặc là thương nhân, hoặc là người lao động, thầu khoán, nông dân và buôn bán, kinh doanh khác.
Riêng trong thời gian từ 1991 đến tháng 10 năm 2005, có 35 bà nội trợ, 23 chị thất nghiệp, 22 người là công nhân trong nhà máy và 21 người thuộc ngành quân đội, cảnh sát. Ngoài ra còn 18 nhân viên phục vụ trong chính phủ (cả nam lẫn nữ), 13 gái mại dâm, 5 ngư dân, 5 lái xe và ba sinh viên.
Chia theo khu vực địa lý, quận KK đứng đầu với 189 bệnh nhân HIV trong khoảng từ 1991 đến 2004, kế đó là Tawau (66 ca), Lahad Datu (35 ca), Sandakan (41 ca), Keningau (27 ca), Papar (20 ca), Penampang và Kudat mỗi quận 19 ca.
Theo chương trình Phòng chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con (PMTCT) từ 1998 đến 2003 đã phát hiện 10 bà mẹ ở Sabah nhiễm HIV dương tính. Chương trình này được triển khai năm 1998 tại tất cả các bệnh viện tiền sản trung ương.
Khi được hỏi về số phận của những kiều dân nhiễm HIV, bác sĩ Narimah cho biết, Sở y tế sẽ thông báo cho cục giám sát và kiểm tra sức khoẻ của cư dân nước ngoài (Fomema) về tình trạng bệnh tật của họ, đề nghị những kiều dân này tới Sở nhập cảnh để yêu cầu trục xuất những kiều dân này.
Bà nói: "Tuy nhiên, phát hiện những cư dân nhập cư bất hợp pháp nhiễm HIV thật chẳng dễ dàng gì".
Cũng theo bà bác sĩ này thì công tác xét nghiệm HIV nặc danh tình nguyện đã được thực hiện tại 35 bệnh viện trên toàn bang kể cả bệnh viện Luyang. Quay trở lại vấn đề đại dịch ở Malaysia, bà Nariman cho biết, từ tháng 12/1986 đến tháng 3/2005, các con số kỷ lục cho thấy đã có tổng cộng 65,370 trường hợp nhiễm HIV/AIDS tại nước này.
Trong số 65,370 bệnh nhân đó có 60,773 người là nam giới và phần còn lại là nữ giới. Trẻ em dưới 12 tuổi là 546 em.
Cũng trong khoảng thời gian đó đã có 9,705 ca nhiễm AIDS và 7,362 trường hợp tử vong vì AIDS.
Tỉ lệ lây nhiễm HIV trong số thai phụ trước sinh là 0.04%.
Đỗ Dương theo http://www.dailyexpress.com.my
▪ Báo động AIDS ở vùng Buganda (22/12/2005)
▪ Ghana: Thêm một quận báo động về số người nhiễm HIV (20/12/2005)
▪ Jakarta: Số người nhiễm HIV/AIDS tăng lên 34% (21/12/2005)
▪ Venezuela: 1000 trẻ em nhiễm HIV (20/12/2005)
▪ Nga: Tiếp tục điều tra vụ 208 người nhiễm HIV do truyền máu (19/12/2005)
▪ Hy Lạp: Tăng số người nhiễm HIV trong năm 2005 (17/12/2005)
▪ Kết tội gã đàn ông cố ý lây nhiễm HIV (16/12/2005)
▪ Nga: Nhiễm HIV do truyền albunin là không có cơ sở (14/12/2005)
▪ Papua: Lính tráng vẫn mù mờ về HIV/AIDS (13/12/2005)
▪ Hai tiếng khóc (11/12/2005)