Theo nghiên cứu này, tình trạng suy kiệt thể lực có liên quan đến hiện tượng ăn uống không đầy đủ và lượng virus HIV trong máu cao cho dù họ có được điều trị bằng ARV. Mặc dù từ khi phương pháp điều trị bằng antiretroviral ra đời, hiện tượng suy kiệt hay giảm cân ngoài ý muốn đã không còn phỏ biến như trước nữa, đây vẫn là một yếu tố nguy cơ cho tiến triển của bệnh và tử vong của người bệnh. Những người sử dụng ma túy thường có nguy cơ bị suy kiệt cao hơn so với những người khác do khống chế bệnh tật kém, thiếu thức ăn và các vấn đề xã hội.
Để có thể đánh giá tỷ lệ suy kiệt, các nhà nghiên cứu đã hỏi 119 người sử dụng ma túy có nhiễm HIV về ma túy và rượu, tiền sử bệnh tật cũng như thói quen ăn uống. Họ cũng tiến hành đo chiều cao và cân nặng trong 6 tháng, xét nghiệm máu để xác định lượng virus cũng như mật độ tế bào CD4 của từng người. Hầu hết số thành viên tham gia nghiên cứu này là những người vô gia cư.
Có 18% trong tổng số 119 người được xác định ở tình trạng suy kiệt thể trạng - tức là giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể ngoài ý muốn trong vòng 6 tháng so với cân nặng tiêu chuẩn. Điều này tương tự với việc chỉ số BMI của họ thấp hơn mức 18.5kg/m2. BMI là chỉ số đánh giá cân nặng so với chiều cao của cơ thể. Nếu chỉ số BMI thấp hơn 18.5kg/m2 thì người đó bị coi là nhẹ cân.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích đa biên nhằm xác định điều gì đã dẫn tới tình trạng suy kiệt. Kết quả là tuổi, giới, uống rượu, sử dụng cocain và điều trị ARV đều không liên quan mật thiết đến suy kiệt. Nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện thấy, lượng virus có trong máu lại có liên hệ mật thiết với tình trạng suy kiệt của người bệnh.
Các nhà nghiên cứu đã nhận định:"Tỷ lệ hiện mắc suy kiệt trong nhóm người nhiễm HIV nghiên cứu tương đương với tỷ lệ ghi nhận trước khi HAART (liệu pháp ARV có hoạt tính cao) ra đời trong khi phần lớn các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều được điều tri HAART. Mối quan hệ giữa tình trạng suy kiệt và lượng HIV trong máu gợi ý rằng bệnh nhân thiếu tuân thủ điều trị. Ngoài ra, nguyên nhân ăn uống không điều độ (tức là nhịn ăn ít nhất 1 ngày trong tháng) cũng là một lý do dẫn tới tình trạng suy kiệt thể lực. Có 81% những người giảm sút thể lực cho biết đã không ăn uống điều độ trong khi tỷ lệ này ở nhóm không bị suy kiệt chỉ là 57%.
Cuối cùng các nhà nghiên cứu kết luận, “Ăn uống thiếu điều độ và lượng virus trong máu là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng suy kiệt”. Và “Các điều kiện về kinh tế, xã hội gây ảnh hưởng tới lối sống của người sử dụng ma tuý nhiễm HIV là thách thức lớn với công tác phòng chống va điều trị suy kiệt”.
Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù không liên quan một cách độc lập đến tình trạng suy kiệt, hiện tượng lạm dụng rượu và cocain có thể dẫn tới việc người bệnh ăn uống kém hơn . Bài báo viết: "Những người tham gia nghiên cứu thường cho biết lượng calo duy nhất mà họ có mỗi ngày chỉ là 6 hộp bia. Tuy nhiên, những người ăn uống ít lại chính là những tay nghiện rượu, bia".
Không chỉ khiến bệnh nhân lười ăn mà cocain còn gây mất cảm giác ngon miệng ở người bệnh, do vậy rất nhiều đối tượng tham gia nghiên cứu ăn uống rất ít nếu có dùng tới chất này.
Theo các nhà nghiên cứu, tình trạng thất nghiệp cũng rất có thể liên quan đến suy kiệt do mệt mỏi, chán nản và u sầu. Thêm nữa, thất nghiệp luôn khiến người bệnh ở trong tình trạng nghèo đói và bấp bênh trong chuyện kiếm miếng ăn mỗi ngày.
▪ Bang Illinois lập danh sách tên người nhiễm HIV (28/10/2005)
▪ "Hội chứng" phụ thuộc là nguyên nhân thiếu thuốc điều trị HIV/Aids (27/10/2005)
▪ Ấn Độ: Giảm giá thuốc, tăng 20 lần số bệnh nhân HIV được cứu sống (26/10/2005)
▪ Năm 2010 có thể hơn 10 triệu người nhiễm HIV ở Trung Quốc (26/10/2005)
▪ Châu Phi: Hàng triệu trẻ mồ côi vì bệnh AIDS (25/10/2005)
▪ Trung Quốc sẽ có 10 triệu người nhiễm HIV (24/10/2005)
▪ Hơn 3 năm, số người nhiễm HIV tăng gần gấp đôi (24/10/2005)
▪ Làng Napasha kêu cứu (20/10/2005)
▪ Đại dịch AIDS phát triển vì thiếu tiếp cận các phương pháp chữa trị - (19/10/2005)
▪ Trung Quốc có hơn 126 nghìn người nhiễm HIV (18/10/2005)