![]() |
Các bác sĩ phụ trách Câu lạc bộ và những người nhiễm HIV trong 1 buổi sinh hoạt dã ngoại |
N.V.T. là một trong những con người ấy. T. bắt đầu chơi cần sa rồi chuyển sang chích xì ke khi vừa học xong trung học. Được gia đình đưa đi cai nghiện nhiều nơi nhưng không bỏ được và càng ngày anh càng lún sâu vào nó. Vào thời điểm mà Việt Nam phát hiện ra những người đầu tiên nhiễm căn bệnh HIV, T. vẫn rất thờ ơ... Đến năm 1994, một người bạn thường chơi chung, chích chung đến rủ T. đi làm công tác xã hội, tuyên truyền về HIV - AIDS, anh lấy làm lạ vì nghĩ rằng mình đâu phải là người bệnh, biết gì mà nói. Anh bạn của T. bảo: "Mày chưa thử máu, chứ tao đã thử rồi, dính HIV rồi". Nghe đến đó, T. lo lắng nhớ đến những "động" hút chích ngày xưa ở Lăng Cha Cả, Chợ Lớn, Cây Da Xà... mà anh và bạn mình thường đến. Những nơi đó, thuốc được pha vào một lọ lớn, cứ chích hết người này đến người khác mà không hề thay kim.
Lúc cầm trên tay kết quả xét nghiệm, đất như sụp xuống dưới chân T., anh chán nản vì biết mình đã mang bản án tử hình, chưa biết sẽ "đi" lúc nào... Thoáng qua trong T. lúc ấy ý nghĩ "trả thù đời", sẽ chơi chung, chích chung với càng nhiều người càng tốt. Nhưng anh không thể làm được điều này và chọn cách sống thu mình, rơi vào trạng thái trầm uất, không dám ra khỏi nhà vì sợ mọi người biết mình là "thằng sida". Rồi cũng chính người bạn đã khuyên T. đi thử máu đến với anh, kéo anh đến cùng sinh hoạt với những người chung cảnh ngộ. Khi được bác sĩ
Câu lạc bộ Bạn giúp bạn của những người nhiễm HIV hình thành vào tháng 10/1995, lúc đầu chỉ là những nhóm nhỏ, mỗi tháng sinh hoạt một lần. Đây là một sân chơi cho những người cùng chung cảnh ngộ. Hiện CLB có hơn 2.000 người nhiễm HIV sinh hoạt. Câu lạc bộ gồm các bộ phận Hỗ trợ chăm sóc y tế và Hỗ trợ chăm sóc xã hội cho các bệnh nhân nhiễm HIV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Câu lạc bộ được sự quản lý của Ủy ban Phòng chống AIDS của TP Hồ Chí Minh do bác sĩ Nguyễn Hữu Luyến, người có quá trình gắn bó lâu năm nhất với việc phòng chống HIV làm chủ nhiệm. |
Trong nhóm làm chung với T. có nhiều người đã lần lượt ra đi vĩnh viễn. Nhiều lúc quá đau lòng, T. lại định tìm đến cái chết. Thế nhưng với suy nghĩ: Còn làm được gì có ích cho xã hội thì cứ cố gắng làm, khi nào đến lượt mình thì hay, anh đã trụ được đến bây giờ sau 11 năm nhiễm bệnh.
Hằng ngày, với túi thuốc y tế trên vai, T. thường đến giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ với mình. Mỗi lúc nghe điện thoại báo rằng tại điểm X, điểm Y nào đó có anh A hoặc anh B bị bệnh đã trở nặng cần sự giúp đỡ là anh đến ngay để chia sẻ cơn đau với họ. Thường những bệnh nhân đến giai đoạn này hay cáu gắt, bất cần, không thích tiếp xúc với bất kỳ ai. Vì vậy, T. thường phải bộc bạch đời tư của mình, nhiều lúc phải cởi áo ra cho người bệnh thấy những vết sẹo, vết lở loét và nói thẳng rằng mình cũng bị bệnh. Sau đó T. rửa vết thương, lau mủ, lau máu rồi băng bó lại... Nhìn sự tận tâm của T., nhiều bệnh nhân nghẹn ngào rơi nước mắt. Đối với những ca bệnh quá nặng thì T. đưa vào bệnh viện rồi tình nguyện ở lại chăm sóc vệ sinh.
T. kể, có một trường hợp mà anh nhớ mãi. Có một người nhiễm HIV đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời. Anh ta bị sốt cao và tiêu chảy nặng, khắp người bốc lên mùi hôi thối khủng khiếp, những người thân trong gia đình đã hoảng loạn "bỏ của chạy lấy người". Họ điện thoại cho T. và anh đã đến làm vệ sinh, chăm sóc tận tình cho người bệnh. Nhìn những giọt nước mắt biết ơn lăn dài trên gương mặt hốc hác của người bệnh, T. cảm nhận được niềm hạnh phúc của lòng nhân ái.... Ngoài những lúc đến với gia đình người bệnh, những năm trước đây, T. đã chăm sóc cho gần 100 bệnh nhân HIV là người lang thang kiếm sống trên đường. Anh đến những lúc họ lên cơn sốt với những viên thuốc và rửa ráy vết thương bằng sự cảm thông sâu sắc. Trong số này, 30 người đã tử vong, được anh và các bạn trong câu lạc bộ tận tay tẩm liệm.
T. tâm sự: "Tôi cảm thấy tiếc vô cùng vì lúc còn trẻ không biết suy nghĩ để vướng vào con đường ma túy và hậu quả đã lãnh như ngày hôm nay. Nếu anh có viết báo thì nhờ anh nói với đám trẻ rằng: Ngày trước những anh em nghiện ma túy do không được ai tuyên truyền răn đe về tác hại của nó nên mới khổ, còn bây giờ Nhà nước đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng, cảnh báo đủ điều mà các em vẫn dấn thân vào là một điều vô cùng hối tiếc. Nếu mà bị như tôi hiện nay thì coi như tiêu đời. Hãy tỉnh ngộ khi còn kịp".
![]() |
Anh N.V.T đang chăm sóc y tế cho một bệnh nhân HIV |
Khác với T. và B., N.T.C là một cô gái còn rất trẻ, đến tận bây giờ cô cũng không thể hiểu được rằng tại sao mình bị nhiễm HIV. Cô nói với chúng tôi: "Tốt nghiệp đại học, tôi khám sức khỏe để làm hồ sơ học lên thạc sĩ và được báo rằng mình đã nhiễm HIV. Lúc đó tôi mới 23 tuổi, chưa hề quan hệ tình dục, không hề chơi ma túy... Mọi chuyện như sụp đổ dưới chân tôi. Thế là tôi dẹp hết mọi ý định, tối ngày cứ lang thang với bạn bè uống cà phê và nhậu nhẹt". Thế rồi biết được Câu lạc bộ Bạn giúp bạn, C. tìm đến sinh hoạt và hiện đang phụ trách công tác văn phòng kiêm tư vấn của CLB. Cô nói: "Còn sống được ngày nào là tôi sẽ làm việc hết mình. Trước hết là quên đi cái chết đang treo lơ lửng, sau nữa là ít nhiều giúp ích cho cộng đồng, cho những người đồng cảnh ngộ như tôi"...
Tấn Tú
▪ Campuchia: Nhà sư và việc hỗ trợ những người sống chung với HIV/AIDS (26/07/2004)
▪ Anh và tôi (04/06/2004)
▪ Câu chuyện của một ông bố 19 tuổi (03/06/2004)
▪ Bạn tôi mới ra đi vì AIDS (03/06/2004)
▪ Câu chuyện của một người đồng tính đã lấy vợ (03/06/2004)
▪ Thăm ''làng'' trẻ em nhiễm HIV (28/07/2004)
▪ “Con bạch tuộc dương tính”... (04/08/2004)
▪ Sự sống (05/08/2004)
▪ Bộ Công an trợ cấp 10 triệu đồng cho cảnh sát nhiễm HIV (03/08/2004)
▪ Trẻ nhiễm HIV bị bỏ rơi đang tăng (02/08/2004)