Mỹ: Cộng đồng tôn giáo đoàn kết chống HIV
Các Website khác - 09/12/2005

Sáng thứ năm tuần qua (1/12), nhân kỷ niệm ngày thế giới phòng chống AIDS lần thứ 18, thành viên của các nhà thờ ở Utah có tg liên minh quan chức ngành y tế đã nhóm họp. Buổi họp báo bao gồm đại diện của Nhà thờ Jesus Christ của Latter-day Saints, nhà thờ Christ, nhà thờ Unitarian và nhà thờ Episcopal.

Tại buổi họp, tất cả đại biểu đều tập trung bàn bạc về vấn đề tình thương yêu với người nhiễm bệnh, công tác giáo dục, tuyên truyền, đẩy mạnh những nỗ lực phòng chống trước thực tiễn đại dịch đang leo thang mỗi ngày.

Ông Tom Golds thuộc nhà thờ First Unitarian phát biểu: “Quả thực đây là thời điểm tang tóc nan giải và đáng nhớ nhất song đây lại cũng có rất nhiều hy vọng trao gửi cộng đồng tôn giáo với những khả năng trợ giúp người bệnh mà họ có thể cung cấp.

Ông Alex M. Azar II, phó bộ trưởng bộ y tế Mỹ và dịch vụ con người nói: “Nếu chính phủ và cộng đồng tôn giáo hợp tác hành động được với nhau thì họ có thể ngăn chặn được đại dịch HIV/AIDS.

Cô Deborah Parham Hopsom, phó quản lý chương trình HIV/AIDS của HHS cho biết, mỗi năm phát hiện khoảng 40,000 người nhiễm HIV. Trong hàng thập kỷ qua con số này không có xu hướng giảm mặc dù số người nhiễm AIDS đã giảm, tất nhiên có được điều này phải kể tới công của các liệu pháp điều trị mới giúp trì hoãn quá trình chuyển đổi từ HIV sang AIDS.

Còn cô Parham Hopsom lại lý giải cụ thể hơn về vấn đề tại sao số ca nhiễm HIV không giảm mặc dù đại dịch HIV/AIDS được đầu tư khá nhiều tâm sức. Theo đó, ông cho biết, một số người không hay biết mình nhiễm bệnh hoặc cho rằng mình khó có nguy cơ lây nhiễm. Bản thân cô Hopson đã từng trò chuyện với rất nhiều phụ nữ và cô nhận thấy nhiều phụ nữ đã kết hôn luôn tin tưởng chồng mình chung thủy. Họ chỉ biết họ sai lầm khi nhận được kết quả chẩn đoán đã nhiễm virus gây bệnh thế kỷ. Những người trẻ tuổi bảo Hopson rằng “anh ta/cô ta chẳng có vẻ gì ốm yếu cả” hoặc họ cho cảm thấy sức trẻ dồi dào của họ là tấm lá chắn vững chãi trước mọi bệnh tật. Từ đó, Hopson cho rằng, thông điệp nóng bỏng với xã hội phải là: “HIV dừng ở tôi. Nếu bạn đã nhiễm HIV, đừng tiếp tục lây truyền nó”. 

Theo ông Azar, công tác xét nghiệm phải được ưu tiên hàng đầu vì có tới 1/4 số ca nhiễm mới HIV không hay biết họ đã nhiễm bệnh và 2/3 những người nhiễm bệnh từ những người “không biết mình mang mầm bệnh chết người”.

Bác sĩ James Mason, cựu giám đốc của Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ cho biết: “Ở Utah, tính từ thời điểm phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên năm 1981 đến nay đã có gần 3,000 bệnh nhân. Từ năm 2001, số trường hợp nhiễm AIDS được phát hiện ở Utah đã tăng gấp ba. Tuy nhiên, nhờ vào những phương tiện và cách thức làm việc mà chúng tôi đã ngăn ngừa bớt quá trình lây lan virus đó. Chúng tôi đã cố gắng thay đổi nhận thức, hành vi từ những người thuộc các nhóm đối tượng có nguy cơ cao đến tất cả cư dân bình thường khác”.

Tại buổi họp, các đại biểu đều thống nhất cao độ về vai trò to lớn của cộng đồng tôn giáo trong việc tạo ra những ảnh hưởng hữu hiệu trong xã hội.

Đức cha Lee Shaw thuộc nhà thờ St. Stephen's Episcopal nói: “Tôi tin rằng cộng đồng tôn giáo có thể làm rất nhiều điều để phát huy lối sống lành mạnh trong nhân dân”. Những nhóm tôn giáo như thế này có thể giúp gây dựng và đảm bảo sự ổn định của mỗi gia đình cùng với những điều khác sẽ làm xã hội lành mạnh hơn. Người dân cần được giúp đỡ để có những lựa chọn về lối sống lành mạnh và nhận được sự hỗ trợ từ phía cộng đồng tôn giáo”.

Ông Elder Robert C. Oaks, thành viên của nhà thờ LDS cho biết, ông đã dành mất 3 năm cho nhà thờ để làm công tác tuyên truyền về AIDS ở Đông Phi. Cũng theo ông Oaks thì nhà thờ LDS đã hoàn thành trọn gói tài liệu tuyên truyền về HIV/AIDS được giảng dạy ở nhà thờ trong những ngày chủ nhật. Tất nhiên những thông tin này còn được dùng ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào nếu cần.

Các quan chức liên đoàn tham dự buổi họp sẽ tới gặp chủ tịch thứ nhất của nhà thờ LDS trong cùng ngày sau buổi họp và được trao tặng tập tài liệu do nhà thờ soạn dành cho công tác phòng chống và điều trị HIV/AIDS.

Ông Elder Oaks nói: “AIDS là đại dịch thảm khốc và bi kịch nhất tác động đến toàn thế giới và mọi tầng lớp xã hội. Mọi gia đình, cá nhân và toàn thể cộng đồng đều phải gánh chịu những ảnh hưởng đau đớn và thương vong của nó. Chúng tôi có lời chia buồn tới những người không may mất đi người thân yêu, ruột thịt vì đại dịch đồng thời cũng tỏ lòng chào đón với tất cả những người tình nguyện không mệt mỏi đã giúp đỡ, hỗ trợ chúng tôi trong việc giảm bớt những mất mát, thiệt thòi cho người bệnh trong cuộc chiến cam go này”.

Còn cô Glen Brown, một thành viên lương giáo của nhà thờ Holladay nói: “Chúng tôi mong muốn có thể hàn gắn những tâm hồn thương tổn vì bệnh tật, vì cô đơn, xa lánh, chúng tôi mong rằng có thể đưa người bệnh trở lại cộng đồng, xóa bỏ thái độ kỳ thị đã đẩy họ sang bên lề xã hội”.

Kim Thoa theo http://www.redorbit.com