Phiên họp thứ 33 của UBTVQH Người sau cai nghiện lo lắng về tương lai Lê Huân
Rất ít người được hồi gia TPHCM là địa phương được chọn thực hiện thí điểm việc tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý (Nghị quyết số 16/2003 của QH khoá XI, kỳ họp thứ 3). Sau hai năm thực hiện, theo đánh giá của UBND TPHCM, có 16.902 người đã cai nghiện đủ 24 tháng, trong đó có 14.187 người được chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện. Người cai nghiện tại 4 trung tâm được cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, học viên được áp dụng việc giải quyết phép khi có thành tích tốt trong lao động, rèn luyện, tỉ lệ trốn phép rất thấp và hầu hết không sử dụng ma tuý trong thời gian đi phép. Người cai nghiện tại các trung tâm được học văn hoá, học nghề. Việc tập trung các đối tượng nghiện ma tuý theo quy trình cai nghiện hai giai đoạn trong thời gian từ 3 đến 5 năm tại các trường, trung tâm đã thực sự tác động tích cực đến tình hình an ninh, trật tự của thành phố, làm giảm tốc độ phát triển số người nghiện, giảm thiểu lây lan của HIV/AIDS trong cộng đồng... Tuy nhiên, Uỷ ban Các vấn đề xã hội của QH cho rằng việc chuẩn bị cho người sau cai nghiện hồi gia vẫn là vấn đề "trọng tâm" nhất. Cho đến thời điểm này, chỉ có rất ít trường hợp được hồi gia, chủ yếu lý do xuất cảnh hoặc bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối. TPHCM đang chuẩn bị kế hoạch hồi gia theo hướng không thực hiện ồ ạt và chưa giải quyết cho những người không có nơi cư trú, những người có thân nhân đã có tiền án, tiền sự liên quan đến mua bán ma tuý nhằm tránh nguy cơ tái nghiện và mất trật tự xã hội... với mô hình thí điểm "tổ cán sự an ninh xã hội". Nếu chỉ tập trung vào việc thu gom, động viên đối tượng đi cai nghiện mà chưa có kế hoạch cụ thể cho việc quản lý, trợ giúp khi họ trở về với cộng đồng như hiện nay thì hiệu quả đề án mới chỉ giải quyết được phần "ngọn". Quản lý lao động ở nước ngoài... phó thác cho DN Bộ LĐTBXH đã có báo cáo UBTVQH và đánh giá khá khả quan về việc tạo việc làm trong 5 năm qua. Trên 7.500 ngàn người đã được tạo việc làm. Năm 2003 - 2004 và 6 tháng đầu năm 2005 cho 40 ngàn dự án vay với 2.130 tỉ đồng. Bà Nguyễn Thị Hoài Thu - Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của QH đã phân tích nhanh con số trên, cho thấy lĩnh vực này được đầu tư quá ít. Theo bà Thu, bình quân một dự án có trên 532.000 đồng/ 20 người. Ông Hồ Quốc Việt nêu rằng thị trường xuất khẩu của ta còn quá sơ khai, cần hết sức chú ý đến lao động nông thôn trong những năm tới, nay là lực lượng lao động không có nghề. Ông Tráng A Pao băn khoăn khi còn quá nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động, công tác quản lý còn quá lỏng lẻo... xuất hiện tình trạng lừa đảo người lao động, đưa người lao động qua nước ngoài theo kiểu "đem con bỏ chợ", điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc XKLĐ, gây thiệt hại cho người lao động. Việc quản lý lao động ở nước ngoài hiện nay gần như phó thác cho các doanh nghiệp XKLĐ, đầu tư cho XKLĐ còn hạn chế, chưa có sự quan tâm như đầu tư cho ngành nghề xuất khẩu hàng hoá khác.
|
▪ Quyền đặc thù của người nhiễm HIV/AIDS (07/10/2005)
▪ Những bông hoa trên cát (07/10/2005)
▪ Diễn viên Tea Leoni: 'Tôi ấn tượng với trẻ em VN' (05/10/2005)
▪ Chiến đấu với AIDS (05/10/2005)
▪ Bang Baltic có thể có tỷ lệ nhiễm HIV cao ngoài khu vực Châu Phi theo các quan chức (04/10/2005)
▪ Đôi bạn dũng cảm dắt tay lên đỉnh Kilimanjaro (03/10/2005)
▪ UCLA nhận hỗ trợ 3,75 triệu đô cho dự án nghiên cứu phát triển tế bào thân (30/09/2005)
▪ Đoàn Ủy ban về các vấn đề xã hội của QH thăm Mỹ (29/09/2005)
▪ Ấn Độ: Tổ chức Maha Sabha triển khai công tác chống AIDS (29/09/2005)
▪ Người đàn ông nhiễm HIV và đỉnh Kilimanjaro (26/09/2005)