Gần đây, nhiều trường hợp phạm nhân đang trong quá trình chấp hành án đã phát bệnh và tử vong do có AIDS giai đoạn cuối. Quản lý, điều trị và chăm sóc những phạm nhân ở vào thời điểm như vậy là việc rất phức tạp, nguy hiểm nhưng các cán bộ quản giáo, y, bác sỹ vẫn kiên nhẫn vượt qua, bên cạnh nghĩa vụ chính là tình người. Trại viên Trần Anh Tuân, có hộ khẩu thường trú tại Cầu Giấy, Hà Nội được đưa vào cải tạo tại Cơ sở giáo dục Suối Hai kể từ ngày 22/3/2004, theo quyết định của UBND Tp. Hà Nội. Quá trình sống ngoài xã hội cho đến khi bị bắt, Tuân nghiện ma tuý nặng, từng tụ tập những kẻ cùng cảnh rồi gây ra nhiều vụ trộm cắp vặt. Vào cải tạo ở Suối Hai, Tuân được bố trí lao động tại Phân khu 2. Nhiều lần lên cơn nghiện ma tuý, Tuân nằm vật vã rồi kêu gào cho đến khi lả đi. Những trường hợp như vậy ở cơ sở này diễn ra không ít. Các cán bộ của cơ sở giáo dục lại cùng y, bác sỹ vừa dùng phác đồ điều trị, vừa trông coi không để xảy ra lộn xộn. Thời gian cuối năm 2004, khi đã chuyển sang AIDS giai đoạn cuối, mặc dù xác định cái chết là cận kề, nhưng việc chăm sóc, quản lý và điều trị trại viên - bệnh nhân không thể vì thế mà lơ là. Ngược lại, theo các cán bộ cơ sở giáo dục, đối với các trường hợp bệnh nhân HIV/AIDS đứng trước ngưỡng "tử thần", công tác quản lý, điều trị càng phải nghiêm ngặt, thận trọng và thường xuyên hơn rất nhiều. Tất nhiên, trường hợp bị nhiễm căn bệnh này được điều trị cách ly, nhưng người quản lý, trông coi, cấp dưỡng và y, bác sỹ ở đây phải theo dõi, túc trực liên tục, nhất là đề phòng trại viên có hành động tiêu cực với trại viên khác hoặc có biểu hiện bất thường. Trại viên Tuân bị bệnh nặng, đến ngày 15/11/2004 thì được cơ sở đưa lên tuyến trên (bệnh viện khu vực Sơn Tây, Hà Tây). Chỉ một ngày sau đó, đêm 11/12/2004, Trần Anh Tuân tử vong. Tuấn được quản lý, cải tạo theo các quy định cụ thể về phạm nhân có HIV/AIDS. Đến ngày 31/12/2004, Tuấn bị sốt cao kèm bệnh đi ngoài kéo dài, Tuấn được các y, bác sỹ khám, kết luận bệnh nhân đã bị AIDS giai đoạn cuối, sự sống chỉ đếm bằng ngày. Theo các y, bác sỹ, cán bộ quản giáo, chính những ngày càng về cuối của phạm nhân bị AIDS, những biểu hiện tâm lý, sức khỏe diễn ra rất bất thường. Anh em quản giáo trực phải để ý kỹ để phát hiện kịp thời, nếu có triệu chứng trở bệnh nguy hiểm thì báo cáo để chuyển lên viện ngay. Bởi vậy, chuyện thức thâu đêm trông coi phạm nhân - bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối với anh em quản giáo là chuyện thường, điều mà ngay cả người nhà trong trường hợp chăm sóc bệnh nhân ở ngoài xã hội chưa hẳn đã dễ làm được.
|
Đăng Trường |
▪ Ngôi nhà của "ngày mai tươi sáng" (23/03/2005)
▪ Vượt qua nỗi đau, làm lại cuộc đời (20/03/2005)
▪ CON ĐƯỜNG SỐNG CỦA MỘT NGƯỜI BIẾT MÌNH SẼ CHẾT (09/03/2005)
▪ Cùng con vượt qua thác ghềnh (14/02/2005)
▪ Tết của những người làm lại cuộc đời (04/02/2005)
▪ Giải pháp nào căn cơ hơn? (03/02/2005)
▪ Những tâm hồn đang hồi sinh (30/01/2005)
▪ Tìm hạnh phúc trong nỗi tuyệt vọng... (25/01/2005)
▪ Trang trại cai ma túy (11/01/2005)
▪ Lẽ sống mới của 11 bà mẹ trẻ (29/12/2004)