Một người cha tất tả ngược xuôi suốt 7 tháng trời vẫn không xin được giấy xác nhận “địa phương không còn ma túy” theo yêu cầu của Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội để đứa con cai nghiện được hồi gia?
Quận bảo: Địa bàn đã hết ma túy. Phường bảo: Chưa!
Thế nhưng ông L. không ngờ việc con ông hồi gia lại gặp phải sự nhiêu khê đến khó tưởng. Tháng 4-2004, ông được Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP hướng dẫn phải nộp các loại giấy tờ: Đơn xin bảo lãnh, giấy tiếp nhận người cai nghiện làm việc của một cơ sở giải quyết việc làm, giấy xác nhận địa phương nơi gia đình ông ở không còn ma túy, giấy xác nhận những người cùng hộ khẩu với người cai nghiện không có tiền án tiền sự liên quan đến ma túy. Dù phải chạy ngược chạy xuôi hàng chục lần, tướt cả mồ hôi, ông cũng chỉ làm được 3 loại giấy. Riêng giấy xác nhận về việc “địa phương không còn ma túy” thì bó tay. Ông kể: “Khi đến gặp cán bộ phụ trách LĐ-TB-XH phường thì được trả lời là không dám xác nhận vì ở phường vẫn còn ma túy. Nhưng rõ ràng là tôi đã được nghe lãnh đạo UBND quận 6 công bố địa bàn quận không còn ma túy. Ngay cả đồng chí Bí thư Thành ủy cũng kêu gọi các địa phương phải noi gương quận 6. Vậy tại sao cán bộ phường lại trả lời như vậy?”. Vậy là ròng rã 7 tháng qua, ông lên hỏi UBND phường, phường chỉ lên quận; lên quận lại bảo về phường. Qua xác minh, chúng tôi được biết phường 12, quận 6 là địa bàn đã được công nhận không còn tệ nạn ma túy từ đầu năm 2004, không hiểu sao cán bộ phường lại trả lời với ông L. là địa bàn vẫn còn ma túy?
Cố tình gây khó?
Theo Quyết định số 113/2004/QĐ-UB ngày 23-4-2004 của UBND TPHCM về việc xét duyệt cho hồi gia đối với học viên cai nghiện ma túy và người sau cai nghiện, thì một trong 4 điều kiện để được xét là “phường-xã, thị trấn nơi người hồi gia cư trú phải được UBND quận- huyện công nhận là địa bàn không còn tệ nạn ma túy”. Nhưng việc Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội buộc ông L. phải nộp giấy xác nhận “địa phương không còn tệ nạn ma túy” là sai, vì trong quy định về hồi gia không yêu cầu. UBND các quận-huyện phải có trách nhiệm thông báo cho Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP biết là địa bàn nào trong quận -huyện đã được công nhận không còn tệ nạn ma túy. Trên cơ sở này, Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội xem xét điều kiện của người xin hồi gia. Nếu không có thông báo của UBND quận- huyện thì chính Chi cục phải tự liên hệ với địa phương chứ không thể bắt người dân đi xin xác nhận. Quy định đã có và rất rõ ràng nhưng không hiểu sao Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP đã cố tình đặt ra thủ tục gây khó cho người cai nghiện hồi gia?
“UBND quận- huyện có trách nhiệm thông báo cho Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội về công nhận địa bàn quận- huyện, phường-xã, thị trấn do mình quản lý không còn tệ nạn ma túy và chịu trách nhiệm về thông báo này. Phường-xã, thị trấn nơi người hồi gia cư trú phải được UBND quận- huyện công nhận là địa bàn không còn tệ nạn ma túy”. (Trích Quy định về xét duyệt hồi gia đối với học viên cai nghiện ma túy và người sau cai nghiện, ban hành theo Quyết định số 113/2004/QĐ-UB ngày 23-4-2004 của UBND TPHCM) |
Th.Anh
▪ Quyền lao động của người có HIV: tự do xâm phạm (18/11/2004)
▪ Đề án sau cai ở TP.HCM: Đã được thực tế khẳng định tính khả thi (18/11/2004)
▪ Người về từ vực thẳm (16/11/2004)
▪ Những người tình nguyện Lên rừng chăm sóc người nhiễm HIV (16/11/2004)
▪ TP HỒ CHÍ MINH:Hạn chế tạm giam quá hạn; Phạm nhân nhiễm HIV được về nhà điều trị? (16/11/2004)
▪ Tuấn xe lăn (16/11/2004)
▪ Học viên cai nghiện được học gì để tái hòa nhập cộng đồng? (15/11/2004)
▪ Truyền thông HIV đã đi lệch hướng (13/11/2004)
▪ Giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử với người bị HIV/AIDS (11/11/2004)
▪ TPHCM hỗ trợ dự án việc làm cho người sau cai nghiện (10/11/2004)