Muốn trở thành nhà sản xuất phim năm 21 tuổi nên ngay từ giờ, Diệp đã xác định phải cố gắng học giỏi, kiếm nhiều tiền để “nuôi” ước mơ điện ảnh. |
Hành trình làm đạo diễn của “Nấm mỡ lùn” Bộ phim đầu tay Diệp tham gia làm kể về cuộc sống ở nông thôn của một bạn gái đã đoạt giải 3 trong Liên hoan phim dành cho học sinh phổ thông do Đại sứ quán Nhật tổ chức năm 2007. Cơ hội đã đến với “nấm mỡ lùn” khi được các anh chị biên kịch, đạo diễn ở trung tâm TPD, trực thuộc hội điện ảnh Việt Nam giúp đỡ hoàn thiện bộ phim. Khi được biết về dự án “Chúng ta cùng làm phim” với mục đích đưa điện ảnh tới gần hơn với học sinh, sinh viên và phát hiện, đào tạo những tài năng trẻ của trung tâm thì Diệp và nhóm làm phim của bạn ấy đã được mời đến tham dự. Trong lớp học này, các bạn đều được nêu ý kiến cho dù nó phủ định hoàn toàn ý kiến của người hướng dẫn. Chính vì thế mà khi xem một đoạn phim theo lối thể nghiệm thì “chị Thi bảo là tác giả yêu cuộc sống đô thị, mình vẫn khăng khăng cho là tác giả ghét nó. Hai chị em đã tranh luận khá nhiều nhưng điều mình muốn nói ở đây là không hề có quan niệm giáo viên - học sinh, mà bọn mình được quyền nói, sáng tạo và tranh luận như những đồng nghiệp với các anh chị”. Họ tên: Võ Ngọc Diệp Năm sinh: 28/3/1991 Học sinh lớp 12A7, THPT Kim Liên Thích đọc sách Lịch sử và văn học thế giới. Đạo diễn Việt Thần tượng: Johnny Depp (đẹp trai, tài giỏi) Câu nói tâm đắc: “Điện ảnh Việt Dấu ba chấm (...) đặt sau tên dòng sông Kim Ngưu như gợi đến một khoảng lặng, một tiếng thở dài. Khi các nhân vật trong bộ phim kể hết về cuộc đời họ, tâm sự những lo toan, những ước mong trong cuộc sống thì đó cũng là lúc người xem chìm trong im lặng để suy nghĩ về tất cả. Suy nghĩ, cảm nhận của mỗi người sẽ tự viết tiếp vào dấu ba chấm ấy. Và để có những thước phim chân thực, giàu hình ảnh, cảm xúc truyền tải, Diệp đã không quên đến các “đồng nghiệp” của mình: “Nhóm mình có bạn Thành Ngọc Trâm là quay phim, ý tưởng kịch bản mình viết và sau đó là Trâm cùng Việt Dương chỉnh sửa, phần dàn dựng là do mình và Dương lo liệu. Phim tài liệu chỉ cần một nhóm nhỏ, nhưng bọn mình đã kết hợp thành bộ tam rất ăn ý”. Làm luật sư để kiếm tiền, dùng tiền để làm phim! “Mình nhớ nhất những ngày đi quay phim dọc theo sông Kim Ngưu vừa bẩn vừa hôi, càng đi sâu xuống phía Metro Hoàng Mai thì toàn xe tải, phi ầm ầm. Mình cầm lái còn Trâm quay, run lắm thế mà cũng quay được nhiều cảnh đẹp không ngờ, thế mới biết mình lái lụa”, Diệp lại cười tít kể về những kỷ niệm đi làm phim. Còn cả những đoạn phim về xem lại mới thấy “dào dạt cảm xúc, bọn mình đứng quay trên cầu Mai Động, góc máy tốt bao quát được cả hai thành cầu, rồi lia máy xuống dòng nước đen ngòm, cống đổ xối xả phía dưới...” Ly Vũ
Bài học quý báu nhất mà Diệp đã học được là khi làm phim phải theo một ê-kíp đòi hỏi sự phân công nhiệm vụ, tổ chức khoa học và có trách nhiệm nhưng ai cũng đều phải học cách lắng nghe ý kiến của người khác, đừng để cái tôi quá lớn làm hỏng công việc cả nhóm. Tất cả những kinh nghiệm này đã được Diệp vận dụng trong quá trình làm phim tài liệu - thể loại phim cô bạn “kết” nhất vì “mình thấy phim tài liệu hay hơn phim truyện ở chỗ nó phản ánh trung thực cuộc sống và con người.
▪ Những thủ khoa "kép" (23/08/2008)
▪ "Thầy ơi, tiếng Việt con học là tiếng Việt gì?" (23/08/2008)
▪ Đam mê “khó bỏ” của nữ thủ khoa HV Cảnh sát (23/08/2008)
▪ Kỳ tích của Bảo “heo” (23/08/2008)
▪ Cưỡi trâu học bài, đậu hai trường đại học (22/08/2008)
▪ Thu hút những người giỏi đến với Đoàn (22/08/2008)
▪ Trung “mồ côi” đỗ thủ khoa (20/08/2008)
▪ 15 năm ấy biết bao nhiêu tình (20/08/2008)
▪ “Gà công nghiệp” đã là Thủ khoa (19/08/2008)
▪ 4 tỷ USD cho học sinh, sinh viên vay để ăn học (18/08/2008)